Hỏi đáp cùng Ăn ngon 3 miền: Bà bầu ăn khoai mì được không?

Châu Cherry Tác giả Châu Cherry 09/05/2019 13 phút đọc

Bà bầu ăn khoai mì được không? Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn khoai mì không? Có rất nhiều bà bầu không hề biết khoai mì, loại củ thường xuất hiện trong các bữa ăn, có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới thai kì. Hôm nay các mẹ bầu hãy cùng với Ăn ngon 3 miền tìm hiểu nguyên nhân gì khiến khoai mì là "kẻ thù" của thai nhi nhé!

Bà bầu ăn khoai mì được không? Lợi ích của khoai mì.

Câu trả lời dành cho bạn là bà bầu không ăn được khoai mì. Vậy tại sao bà bầu không ăn được củ sắn? Vậy bà bầu ăn sắn được không? Có lẽ rất nhiều mẹ bầu đều đang thắc mắc vấn đề này. Các mẹ bầu hãy đọc bài viết này và tìm câu trả lời cho riêng mình nhé?

Khoai mì hay sắn là loại lương thực quá quen thuốc đối với bất cứ người Việt nào. Sắn (khoai mì) có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như tinh bột, chất xơ, vitamin,...

Tuy nhiên trong củ sắn chứa hàm lượng Axit Cyanhydric với các tên quen thuộc là HCN đây là chất có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm tùy thuộc vào hàm lượng HCN ít hay nhiều. Khi mẹ bầu ăn củ khoai mì có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc và ảnh hưởng lớn đến thai nhi, thậm chí nhiều trường hợp dẫn tới tử vong.

Người bình thường ăn khoai mì thì hoàn toàn không sao, bởi trong khoai mì có nhiều chất tinh bột, chất xơ, cũng như là vitamin... Tuy nhiên bà bầu, phụ nữ mang thai tuyệt đối không được ăn sắn (khoai mì) nhất là loại khoai mì cao sản có hàm lượng HCN rất lớn cao hơn rất nhiều so với khoai mì ngọt. Ăn sắn thì chúng ta chỉ nên ăn cho vui mồm thỉnh thoảng mới ăn và không nên đưa sắn vào thực phẩm hàng ngày và ăn lúc đói bụng. Với một hàm lượng HCN dưới 20mg là đã có thể dẫn tới ngộ độc và 50 mg khiến tử vong. Vì thế đây là một loại thực phẩm rất nguy hiểm và nên dùng đúng cách

Tác động của khoai mì tới bà bầu và thai nhi
Tác động của khoai mì tới bà bầu và thai nhi

Bổ sung chất xơ
Khoai mì rất giàu chất xơ (1,1-1,7g / 100g khoai mì), là chất quan trọng trong thai kì.
Chất xơ gồm 2 loại là chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan làm chậm quá trình hấp tu glucose của cơ thể, giảm nguy cơ mắc tiểu đường cho bà bầu. Chất xơ không hòa tan hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn táo bón, đầy hơi, thậm chí ung thư trực tràng.

Khoai mì rất giàu chất xơ cho mẹ trong thời kỳ mang thai
Khoai mì rất giàu chất xơ cho mẹ trong thời kỳ mang thai

Tăng tuần hoàn máu
Khoai mì chứa vi chất sắt, ngăn ngừa thiếu máu, thúc đẩy tuần hoàn máu.
Theo các nghiên cứu có tới 70% sắt trong cơ thể được tìm thấy trong hemoglobin - protein cấu tạo nên hồng cầu, có chức năngvận chuyển oxi trong máu đi khắp cơ thể.

Nguồn cung cấp acid folic

Bà bầu ăn khoai mì được không khi chúng chứa rất nhiều acid folic?
Acid folic là một loại vitamin B, có khả năng sản xuất và duy trì các tế bào mới, ngăn ngừa đột biến gây ung thư.
Trong thời kì mang thai, nếu bà bầu không cung cấp đủ acid folic, thai nhi có nguy cơ rất cao bị khiếm khuyết ống tủy, dẫn tới tật nứt đốt sống.

Giúp bà bầu tăng cân lành mạnh

Khoai mì có hàm lượng tinh bột rất cao, nhưng chất béo bão hòa và cholesterol trong khoai mì hầu như không đáng kể, vậy nên sử dụng khoai mì để tăng cân sẽ không lo ngại dẫn tới béo phì.

Chắc khỏe xương
Sắt, canxi, vitamin K có khá nhiều trong khoai mì, các chất này giúp xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương, viêm khớp,...

Nhiều tinh bột, giàu dinh dưỡng, vậy bà bầu ăn khoai mì được không?

Bà bầu có ăn khoai mì được không? Câu trả lời là không. Bởi bên cạnh những lợi ích, khoai mì cũng ẩn tàng nhiều nguy cơ gây ngộ độc.
Khoai mì có chứa một loại độc tố được gọi là hydrogen cyanide (hay cyanua, HCN). HCN là một chất cực độc, một liều lượng nhỏ cũng có thể dẫn tới tử vong nếu không phát hiện và cứu chữa kịp thời.

Lượng HCN có trong khoai mì:

Sắn ngọt:

  • 80-110 mg HCN/1 kg lá tươi
  • 20-30 mg HCN/1 kg củ tươi

Sắn đắng:

  • 160-240 mg HCN/1 kg lá tươi
  • 60-150 mg HCN/1 kg củ tươi

Cơ chế gây độc của HCN

HCN hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa, niêm mạc, đường hô hấp. 60% HCN gắn vào các protein và máu lan truyền khắp cơ thể.
HCN "cắn chặt" nhân Fe2+ của enzyme cytochrom oxidase (enzyme cho phép cơ thẻ sử dụng oxy để tạo năng lượng) khiến cơ thể không hô hấp được dù vẫn đầy đủ dưỡng khí.

Các triệu chứng khi bị ngộ độc HCN:

Bà bầu ăn khoai mì được không? Nếu bà bầu lỡ ăn phải khoai mì, sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Khi ngộ độc HCN mức độ nhẹ:
  • Buồn nôn, ói mửa, mặt xanh tím
  • Đi ngoài
  • Chân tay rũ rượi, mệt mỏi
  • Chóng mặt, ù tai, đau đầu
  • Huyết áp tăng cao, tim đập nhanh
  • Nặng hơn có thể dẫn tới rối loạn ý thức, hôn mê, ngừng thở, tụt huyết áp, co giật.

Nếu bà bầu ăn khoai mì có chứa lượng HCN quá lớn (nồng dộ HCN trong máu > 3 mg/l), có thể dẫn tới tử vong chỉ sau vài phút.

Bà bầu có ăn được củ sắn không? Nếu bà bầu lỡ ăn phải sắn thì xử lý như thế nào?

Xử lý khẩn cấp khi bà bầu bị ngộ độc khoai mì.
Xử lý khẩn cấp khi bà bầu bị ngộ độc khoai mì.

Đầu tiên là nhanh chóng tìm cách giúp bà bầu nôn hết sắn đã ăn, nôn càng sớm càng tốt.
Sau khi nôn khoảng 2-3 lần, khi lượng độc tố đã bị đào thải ra ngoài khá nhiều thì cho bà bầu uống dung dịch đường (Glucosa 30-50%), rồi lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Nếu như bà bầu có biểu hiện đi ngoài, cũng tương tự để đi ngoài 2-3 lần cho độc tố theo phân ra khỏi cơ thể, cho uống nước đường (mía) rồi đưa tới bệnh viện.

Trường hợp bà bầ xuất hiện các triệu chứng ngộ độc nặng hơn, nên khẩn trương đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Bà bầu ăn khoai mì được không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên bà bầu cũng cần lưu ý một số mẹo nhỏ xử lý khoai mì khi chế biến.

  • Không ăn khoai mì đắng (khoai mì cao sản) vì giống này có hàm lượng HCN cao.
  • Khoai mì mới nhổ lên phải chế biến ngay, tránh để lâu, nếu khoai mì nổi đốm xanh thì tuyệt đối không được ăn. Nếu chưa ăn ngay có thể vùi khoai mì lại xuống đất.
  • Khoai mì đã được cắt lát và phơi khô giảm rất nhiều độc tố.
Bà bầu nên cẩn thận với món khoai mì, tốt nhất không nên ăn tránh xuất hiện hậu quả không tốt
Bà bầu nên cẩn thận với món khoai mì, tốt nhất không nên ăn tránh xuất hiện hậu quả không tốt
Bà bầu ăn khoai mì được không nếu độc tố trong khoai mì giảm bớt nhờ phơi khô?
  • Trước khi nấu khoai mì cần gọt sạch vỏ, rửa và ngâm kĩ với nước. Khi luộc khoai mì phải mở nắp, luộc chín. Nước luộc khoai nên thay từ 2-3 lần để loại bớt độc.
  • Không nên ăn sắn nướng, bởi như vậy độc tố trong sắn hầu như vẫn tồn lại, không thoát được ra ngoài.
  • Lúc đói không nên ăn khoai mì sẽ khiến nguy cơ ngộ độc lớn hơn.
  • Ăn khoai mì với đường hoặc mật ong có tác dụng trung hòa độc tố.
Nên ăn khoai mì với đường hoặc mật ong để tránh ngộ độc
Nên ăn khoai mì với đường hoặc mật ong để tránh ngộ độc

Trên đây là giải đáp thắc mắc của Ăn ngon 3 miền cho bà bầu về vấn đề có nên ăn khoai mì hay không. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin bổ ích cho bạn đọc.

Mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc về bài viết "bà bầu ăn khoai mì được không?" xin vui lòng để lại dưới bùng luận.

Châu Cherry
Tác giả Châu Cherry Nhân viên

Châu Cherry là một tác giả chuyên viết về an toàn thực phẩm. Với 8 năm kinh nghiệm là chuyên viên quản lý an toàn thực phẩm, cô ấy có kiến thức chuyên môn sâu rộng.

Châu Cherry có niềm đam mê với ăn uống và trải nghiệm các món ăn khắp các vùng miền Việt Nam. Cô ấy mong muốn cung cấp các thông tin chính xác, hữu ích và thực tế đến mọi người. Vì vậy, cô ấy thường chia sẻ và kết nối với mọi người.

Cô ấy cũng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về cách sơ chế, chế biến, nấu ăn để đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh. Những điều này rất hữu ích cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Cô ấy còn có kinh nghiệm về điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm, giúp phòng ngừa và giảm thiểu những hậu quả xấu cho sức khỏe của người tiêu dùng.

An toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta hàng ngày. Hãy cùng Châu Cherry khám phá và học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm về an toàn thực phẩm qua các bài viết của cô ấy nhé!

Kinh nghiệm
- Chuyên viên Quản lý về an toàn thực phẩm từ 01/7/2015 - tháng 01/2023.
- Làm việc tại anngon3mien.com từ 02/2023 đến nay.

Trình độ học vấn
- Kỹ sư công nghệ thực phẩm tại Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chứng chỉ về an toàn thực phẩm: Điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm

Thông tin liên hệ:
- Website: https://anngon3mien.com/tac-gia/chaucherry
- Phone: 0931 202 232.
- Address: Phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.

Bài viết trước 7 món ăn cho bà bầu ốm nghén khi mang thai ở giai đoạn đầu.

7 món ăn cho bà bầu ốm nghén khi mang thai ở giai đoạn đầu.

Bài viết tiếp theo

Mở cung tài lộc là gì? Cách khai mở cung tài lộc (Mới nhất)

Mở cung tài lộc là gì? Cách khai mở cung tài lộc (Mới nhất)

Bài viết liên quan

Thông báo