Top 15 thực đơn cho bà đẻ vừa dinh dưỡng vừa lợi sữa
Thực đơn cho bà đẻ không nhất thiết chỉ có cơm trắng muối vừng, mà cần đa dạng nguồn thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Dưới đây là top 10 thực đơn cho mẹ sau sinh, các mẹ nên tham khảo.
Mẹ sau sinh vẫn thường được gọi như “cua lột vỏ”vì mẹ vừa trải qua một hành trình mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng 10 ngày và một cuộc vượt cạn sinh tử. Bởi vậy, cơ thể của mẹ sau sinh cần được nghỉ ngơi và bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho sự hồi phục sức khỏe cũng như để tăng chất lượng sữa nuôi em bé.
Thực đơn cho bà đẻ vừa lợi sữa vừa ngon miệng và đủ dinh dưỡng
1. Gà tần thuốc bắc
Gà tần thuốc bắc là món ăn không còn xa lạ với chúng ta, bởi nó là món ăn bổ dưỡng được sử dụng cho các trường hợp như: người mệt mỏi, chán ăn, người mới ốm dậy, mẹ bầu và mẹ sau sinh. Với mẹ sau sinh thì gà tần thuốc bắc không những bổ dưỡng, đầy đủ chất mà còn giúp các mẹ gọi sữa về nhanh, chất lượng sữa dồi dào.
Khác hẳn với món thịt gà bỏ da rang khô, món gà tần thuốc bắc được nấu kĩ với các gia vị thuốc bắc tốt cho sức khỏe như: táo sấy, kỷ tử, rau ngải cứu.. thớ thịt mềm, thơm, ngọt giúp cho mẹ ăn ngon miệng, bổ sung chất dinh dưỡng
Nguyên liệu đơn giản:
- Một con gà ác, hoặc một phần còn gà to như ức hay đùi
- Gói gia vị thuốc bắc (có thể mua sẵn ở chợ)
- Gừng, nghệ, nắm rau ngải cứu và gia vị mắm muối
Hướng dẫn cách chuẩn bị thực đơn cho bà đẻ
- Gà đem xát muối, rửa sạch, nếu muốn thơm hơn thì nướng qua trên bếp lửa.
- Các gia vị như rau ngải cứu rửa sạch, gừng, nghệ rửa sạch rồi đập dập, gói gia vị thuốc bắc cũng đem rửa sạch.
- Cho gà và nồi và tất cả các gia vị vừa sơ chế vào cùng rồi hầm cách thủy trên bếp trong khoảng thời gian 1 giờ để gà chín mềm và gia vị ngấm đều
Mẹ sau sinh hãy cố gắng ăn hết và ăn khi còn nóng để có tác dụng tốt nhất.
2. Cơm gà luộc bỏ da, canh khoai tây và giò nạc
Nếu như mẹ không muốn ăn gà tần thuốc bắc nữa, mẹ có thể đổi món khác chế biến từ gà như: gà luộc, gà hầm cháo, gà rang.
Bữa cơm sau đây với cơm thịt gà luộc bỏ da vừa đơn giản, Cơm gà luộc bỏ da, canh khoai tây và giò nạc loại bỏ được chất béo có trong da gà.
Hãy tận dụng nước luộc gà để nấu canh khoai tây để bữa cơm của mẹ đẻ đỡ khô khan nhé.
3. Cơm trắng thịt bò xào, gà rang và canh bí đỏ
Thịt bò không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn tốt cho mẹ sau sinh vì nó bổ sung lượng sắt rất dồi dào, giúp mẹ tránh tình trạng thiếu máu sau sinh.
Thịt gà rang với nghệ là món ăn không thể thiếu cho các mẹ sau sinh, thịt gà vừa bổ sung chất dinh dưỡng, nghệ có tác dụng kháng viêm, lành vết thương giúp cho cơ thể mẹ sau sinh phục hồi nhanh chóng.
Canh bí đỏ vừa thanh mát vừa đầy đủ vitamin B cho mẹ một bữa cơm bớt khô khan.
4. Cơm thịt lợn kho trứng cút, canh sườn bí đỏ và rau lang luộc
Mẹ có thể đổi món với thịt lợn kho trúng cút vừa đơn giản lại dễ đưa cơm mà chất lượng lại cao.
Trong thành phần của thịt và trứng có đầy đủ các chất như đạm, protein, canxi và các khoáng chất khác giúp cho sức khỏe của mẹ phục hồi nhanh và ổn định chất lượng sữa.
Canh sườn bí đỏ vừa mát lại vừa bổ sung nhiều vitamin, chất đạm cho món canh ngon từ thịt, ngọt từ xương
Ngoài ra, rau lang luộc vừa bổ sung chất xơ, các vitamin giúp mẹ bầu tránh khỏi nỗi lo táo bón sau sinh.
5. Cơm thịt gà luộc, cá kho
Chất dinh dưỡng có trong thịt gà thì không thể bàn cãi được nữa rồi phải không các mẹ. Hơn nữa, thịt gà lại dễ ăn và không gây ngán như các loại thịt khác nên làm cho bữa cơm của mẹ sau sinh ngon miệng hơn
Cá kho – nhiều mẹ vẫn thường kiêng ăn cá nhưng đó là một lựa chọn sai lầm các mẹ ạ. Trong cá có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ sau sinh mà không gây béo. Ngoài ra, món canh cải cúc vừa lành tính, vừa thanh mát lại cung cấp lượng chất vitamin cần thiết cho cơ thể mẹ sau sinh.
6. Cháo cá chép
Món cháo cá chép thơm ngon, dễ chế biến và đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
Nếu như mẹ không hứng thú lắm với món cá kho thì có thể biến đổi thành món cháo cá thơm ngon, bổ dưỡng. So với cháo chân giò, chân dê thì cháo cá ăn lành tính, nhẹ bụng dễ tiêu hóa mà không sợ béo.
Cách chế biến
Mẹ chỉ cần mua cá về làm sạch và hấp với bia hoặc nước lọc.
Chín cá thì đem gỡ thịt và xương riêng ra rồi đem đảo qua trên chảo với hành mỡ phi vàng, nêm gia vị vừa ăn.
Múc cháo ra và múc thêm thịt cá vừa xào chín lên bát rồi thêm ít hành ngò để tăng hương vị cho bữa ăn. Đơn giản nhưng chất lượng lại cực kì tốt, nhất là mẹ bầu và mẹ sau sinh.
7. Phụ nữ sau sinh nên ăn gì?
- Trứng gà ta luộc
- Cơm trắng
- Ruốc thăn
- Củ cải luộc
- Canh bầu nấu tôm
8.Thực đơn số 8 - Thực đơn cho mẹ sau sinh
- Thịt thăn rim nghệ và tôm
- Canh thịt viên nấu đu đủ xanh lợi sữa
- Củ cải trắng luộc
- Cơm trắng
- Tráng miệng sữa chua và chuối
9.Thực đơn số 9 cho bà đẻ
- Thịt bò xào mướp
- Củ cải đường kho thịt
- Canh rau ngót
- Cơm trắng
10. Thực đơn cho bà đẻ
- Gà rang gừng
- Canh bí nấu mọc viên
- Cơm trắng
- Tôm rim
- Tráng miếng dứa
11. Thực đơn số 11 - Gợi y mâm cơm cho mẹ sau sinh nên ăn gì
- Móng giò nấu đu đủ xanh
- Thịt nhồi mướp đăng
- Tôm đồng rang
- Cơm trắng
12. Thực đơn ở cữ số 12 cho mẹ đẻ
- Thịt thăn rim
- Canh rau ngót
- Rau bí xào thịt bò
- Cơm trắng
- Thanh long
13. Gợi ý mâm cơm cho bà đẻ số 13
- Chả lá lốt
- Ruốc thăn
- Trứng gà ta luộc
- Bí xanh luộc
- Cơm trắng
14. Thực đơn số 14
- Tràng trứng non xào mướp nhật
- Chả lá lốt
- Bí xanh luộc
- Cơm trắng
15. Thực đơn cho bà đẻ số 15
- Thịt gà rang gừng
- Đỗ xào
- Canh
- Cơm trắng
16. Sườn hầm rau củ
Công dụng: Rau củ quả, hầm cùng thịt heo có chứa nhiều chất dinh dưỡng, mau lại sức cho cả người ốm và người vừa mới sinh xong. Trong rau củ chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C tốt cho sức khỏe. Sử dụng món ăn này khi vừa sinh xong sẽ giảm thiểu mệt mỏi, nhanh lành vết thương.
Cách chế biến:
- Chuẩn bị: Sườn heo, rau củ gồm cà rốt, khoai tây, gia vị nước mắm, dầu ăn, hạt nêm, hạt tiêu, hành ống nhỏ
- Bước 1: Rửa sạch rau củ, và sườn dưới vòi nước chảy, cắt thành khúc vừa ăn. Hành bỏ vỏ rửa sạch và đập dập sẵn.
- Bước 2: Cho một lượng dầu ăn vừa phải vào nồi, đun nóng sau đó cho phần sườn đã rửa vào đảo sơ cho chín. Tiếp đó đổ một bát nước lọc cùng ít gia vị vào ninh nhừ.
- Bước 3: Khi sườn đã chín và mềm thì bạn cho cà rốt, khoai tây vào nấu cùng, để thêm từ 4 đến 5 phút cho rau củ chín rồi múc ra bát. Phi thơm hành và rắc lên trên cùng, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
Đây có thể là món chính trong bữa ăn, bạn ăn kèm với ruốc thịt heo cùng bắp cải luộc, vừa thanh đạm, đưa cơm lại đủ chất.
2. Canh rau ngót nấu sườn
Công dụng: Rau ngót là thực phẩm phổ biến, được nhiều người yêu thích vì dễ ăn, lành tính. Đối với mẹ đẻ, rau ngót có khả năng làm lành vết thương tốt, làm mát cơ thể, giảm nhiệt. Ngoài ra nấu cùng sườn heo sẽ rất lợi sữa.
Cách chế biến:
- Chuẩn bị: Rau ngót một bó, hành khô, sườn heo sạch, gia vị mắm muối, dầu ăn
- Bước 1: Rau ngọt tuốt sạch lấy lá, bỏ cành, sườn heo sửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn. Hành khô đập dập băm nhỏ.
- Bước 2: Phi thơm hành khô cùng dầu nóng trong nồi. Khi hành đã chuyển sang vàng và có mùi thơm thì ngay lập tức cho nốt phần sườn đã rửa sạch vào đảo đều cho tới khi chín.
- Bước 3: Cho một lượng nước vừa đủ, đồng thời nêm gia vị nước mắm, hạt tiêu và bột ngọt. Ninh nhừ sườn khoảng 20 đến 25 phút thì cho rau ngót vào cùng. Để lửa lớn từ 2 đến 3 phút rồi múc ra bát và bày biện món ăn.
3.Tôm bóc nõn rim
Công dụng: Tôm là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, chứa nhiều can xi. Không chỉ tốt cho lúc mang bầu, mẹ đẻ sử dụng tôm thường xuyên cũng nhanh lành vết thương, cơ thể săn chắc, khỏe mạnh.
Cách chế biến:
- Chuẩn bị: Tôm, hành khô, dầu ăn, gia vị tiêu, hạt nêm, bột ngọt.
- Bước 1: Tôm bỏ vỏ rửa sạch, ướp gia vị bột ngọt hạt nêm từ 15 đến 30 phút cho ngấm.
- Bước 2: Hành khô đập dập phi thơm, sau đó cho tôm đã ướp vào đảo đều tay. Khi tôm bắt đầu chín săn lại thì bạn có thể thử xem gia vị vừa chưa, nêm nếm lần cuối rồi múc ra đĩa và thưởng thức.
4. Canh sườn dê non hầm rau củ quả
Công dụng: Sườn dê non hầm cùng rau củ là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, không chỉ mang lại nhiều sữa cho bà đẻ mà còn giúp hồi sức với thời gian đáng kinh ngạc. Rau củ quả chứa nhiều vitamin A, calo, chất chống oxy hóa cũng như những dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể.
Cách chế biến:
- Chuẩn bị: Sườn dê,hạt sen, rau củ quả, gia vị, dầu ăn, hạt tiêu, bột ngọt…
- Bước 1: Sườn dê rửa sạch, cắt thành khúc vừa ăn. Rau củ quả gọt vỏ như cà rốt, khoai tây, hạt sen rửa dưới vòi nước rồi để ráo.
- Bước 2: Hành khô đập dập cho vào chảo đun dầu nóng cho tới khi hành chuyển vàng thì cho sườn vào đảo đều tay tới khi chín. Đổ một lượng nước vừa đủ, nêm nếm gia vị rồi ninh nhừ.
- Bước 3: Sau khi ninh từ 25 đến 30 phút, cho hạt sen vào. Để thêm tầm 5 phút thì cho số rau củ cà rốt khoai tây còn lại vào nấu cùng. Tắt bếp, bày ra bát và thưởng thức.
Các món bà đẻ nên kiêng khi vừa sinh con
Bên cạnh những món thực phẩm bổ dưỡng, khi sinh xong mẹ đẻ cũng cần kiêng kị nhiều món để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ: Những món ăn dầu mỡ sẽ tác động trực tiếp tới chất lượng sữa, đồng thời tích mỡ xâu, ảnh hưởng đến vóc dáng của bạn. Cơ thể sẽ mất rất nhiều thời gian mới trả lại như lúc ban đầu.
- Đồ ăn cay nóng: Những đồ ăn cay nóng sẽ tác động và gây kích ứng tới hệ tiêu hóa. Nó không những gây hại cho mẹ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
- Chất kích thích như rượu bia, café: Sử dụng chất kích thích có thể làm giảm đi lượng sữa của bạn, đồng thời khiến cho bé quấy khóc, mất ngủ thậm chí tăng cân bất thường.
- Đậu phộng: Đậu phộng là thực phẩm lành tính, tuy nhiên đối với phụ nữ sau sinh lại không nên sử dụng bởi nó không những gây ra các hiện tượng khò khè về đường hô hấp mà còn có thể dẫn đến tiêu chảy, nổi mề đay.
Hi vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thực đơn cho bà đẻ trong những ngày ở cữ cũng như các món không nên ăn sau sinh. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!