25 món ngon đặc sản miền tây sông nước "không thể chối từ"
Món ngon đặc sản Miền Tây sông nước rất bình dị và gần gũi. Các món ăn tại vùng sông nước này mang những nét đặc trưng rất riêng không có ở bất cứ đâu. Cùng Ăn ngon 3 miền "dạo" một vòng thưởng thức đặc sản miền tây nhé!
Món ngon đặc sản miền Tây
Chả phải "sơn hào hải vị" hay chế biến từ các nguyên liệu "giá cắt cổ", ẩm thực miền tây vẫn hấp dẫn du khách tới thăm thú nơi này. Từ những nguyên liệu đơn giản nhất, qua chế biến có thể tạo nên những hương vị đặc sắc mà dù ở bất cứ nơi đâu bạn cũng không thể thưởng thức được. Bởi đặc trưng sinh thái, có rất nhiều loài sinh vật mà chỉ ở đây mới có. Các món ăn vặt ở đây lại đậm vị thơm, ngậy của nước dừa. Cùng khám phá ngay thôi nào!
1. Bún cá - món ngon đặc sản miền tây
Cá lóc sông, biến tấu khác nhau qua từng vùng (Kiên Giang, Châu Đốc, Sóc Trăng...)
2. Cơm tấm
Bình dân, cực phổ biến nhưng lại mang những hương vị đặc trưng không đâu có được. Ăn kèm đồ chua, mỡ hành, nước chấm.
3. Cháo cá lóc
Là đặc sản miền tây mà mỗi du khách đều nên thưởng thức một lần. Có hai loại là cháo cá lóc rau đắng và cháo cá lóc rau mồng tơi, mỗi món lại mang lại những hương vị riêng. Du khách có thể ăn kèm nấm rơm, cải xanh nếu thích.
4. Lẩu mắm (Cần Thơ)
Làm từ mắm cá sặc hoặc cá linh (Châu Đốc, An Giang), nấu cùng nước dừa hoặc nước hầm xương heo thành nước lẩu. Đây được xem là một trong những món ăn ngon nhất, đáng thử nhất vùng nước lợ này.
5. Lẩu cua đồng
Là món ăn đặc trưng của các tỉnh miền tây, tuy rằng hiện nay nó khá phổ biến trên cả nước, nhưng chẳng gì bằng khi ăn ở "quê hương" bởi ở đây cua đồng có vị ngọt thanh, thơm ngon mà không nơi nào bằng.
6. Lẩu cá linh bông điên điển
Thịt cá béo, vừa ngọt mà không ngậy, quyện với vị chua chua thanh thanh của nước dùng khiến du khách không thể cưỡng lại. Món này ăn kèm với nước mắm nguyên chất, vừa dậy mùi vừa đậm đà.
Muốn thưởng thức món ăn này phải chờ tới mùa nước nổi, khoảng tháng 8 âm lịch.
7. Bánh xèo
Khác bánh xèo miền Trung (mỏng, giòn rụm, nhỏ), bánh xèo miền Tây có vỏ bánh dày hơn, béo hơn nhờ nước cốt dừa tươi, bánh to.
8. Bánh pía (Sóc Trăng)
Không quá ngọt, quá béo, bình dị như chính người dân nơi này.
9. Bánh canh
Bánh canh giò heo, bò viên, cua, ghẹ, tôm nước cốt dừa,... Biến tấu nhiều nhưng chẳng thể mất đi hương vị đặc trưng. Nước dùng sánh quyện, sợi bánh làm tự bột gạo hoặc bột lọc, mang lại cảm giác giòn dai.
10. Hủ tiếu
Nổi tiếng nhất phải kể đến hủ tiếu Mỹ Tho và Sa Đéc. Hủ tiếu Mỹ Tho có vị hơi chua, khác lạ so với các nơi còn lại. Hủ tiếu Sa Đéc khác biệt nhờ bánh hủ tiếu: trắng, mềm, không chua.
Nước lèo hủ tiếu trong veo, thơm mùi mực nướng, tôm khô, hành phi,... Xương ống, giò heo, sườn non chặt thành miếng nhỏ, hầm mềm. Sợi hủ tiếu nhỏ, không quá dai cũng không quá bở. Thưởng thức qua một lần là nhớ mãi không quên.
11. Cá lóc nướng trui
Thịt cá dai, khi nướng vẫn giữ được vị ngọt, là món nhậu quen thuộc với người dân nơi này.
12. Bánh tét Trà Cuôn (Trà Vinh)
Gạo nếp dẻo thơm, nhân thịt trứng đậm đà. Nổi tiếng nhất là bánh tét Hai Lý.
13. Cơm gói lá sen (Đồng Tháp)
Com chiên quyện với hạt sen, hải sản, mùi lá sen mang đến hương vị vừa lạ vừa ngon.
14. Nộm bưởi (Vĩnh Long)
Là một món độc đáo, lạ miệng. Nộm buởi có vị ngọt ngọt, chua chua cay cay, nguyên liệu chế biến tươi ngon, chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm thú vị.
15. Bánh bò thốt nốt (An Giang)
Vị ngọt đậm đà của đường thốt nốt vùng với dai thơm từ gạo, nước cốt dừa, khiến người ta ăn hoài mà không ngán.
16. Bánh tằm (Bạc Liêu)
Chế biến từ sợi tằm gạo, bì, rau giá, tỏi phi,... ăn kèm nước chấm chua cay.
Khiến người ta nhớ mãi không quên chính là cảm giác trơn dính hay vị nước chấm sánh sệt đậm đà vương mãi trên đầu lưỡi.
17. Gỏi cá trích (Kiên Giang)
Cái khó cũng như cái đặc trưng của món này là bí quyết thái cá, thái thành lát sao cho khi trộn nguyên liệu và gia vị, cá "sống" thành cá chín.
Ăn kèm cơm trắng hoặc thưởng thức thêm cốc bia tươi thì tuyệt!
18. Ba khía Rạch Gốc (Cà Mau)
19. Bò bía
Càng ăn càng ghiền. Củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng cuộn trong miếng bánh tráng mỏng tang chấm với nước tương đặc biệt, vị vừa giòn vừa ngọt.
20. Vịt nấu chao
Chao là loại gia vị đặc trưng, nấu với Vịt Xiêm tạo ra hương vị thơm ngon rất riêng.
21. Gỏi sầu đâu
Lấy chùm nụ và lá đọt non xé nhỏ, trộn với thịt ba chỉ, thôm thẻ, cá lóc (hoặc khô cá sặc). Bỏ thêm dưa chuột, cà chua, me chín, xoài xanh, chấm cùng nước mắm. Nét lạ lẫm trong món ăn này là hội tụ đầy đủ vị đắng, ngọt, chia, cay, cùng cảm giác bùi, béo. Nếm thử một lần là không dứt ra được.
22. Đuông dừa
Là một món ngon đặc trưng miền Tây nhưng cũng không kém phần "kinh dị". Bạn có dám thử hay không?
23. Bánh lá dừa
Vỏ bánh: Nếp dẻo hòa cùng nước cốt dừa, dừa khô, đậu đen
Nhân bánh: đậu xanh, chuối, chay,... tùy sở thích.
24. Thịt chuột khìa
Chuột đồng, thịt chuột thơm mềm, da giòn.
25. Dơi xào lăn (Sóc Trăng, Đồng Nai)
Lại thêm một món ăn cũng khá "creepy" khác của miền Tây - thịt dơi xào lăn. Thịt dơi mềm, giòn, vị ngọt đậm, bùi bùi ngai ngái lẫn trong vị cay sả ớt. Bạn có thể "vượt qua chính mình" để thứ món ăn độc đáo này hay không?
Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi một vòng, nếm thử đủ loại món ăn từ bình dị đến độc đáo của miền Tây sông nước. Nếu như có dịp ghé thăm nơi này, bạn hãy tận hưởng chúng nhé! Rất mong bạn đọc chia sẻ thêm kinh nghiệm của mình để bài viết đầy đủ hơn nữa.
Mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc về bài viết Món ngon đặc sản miền tây xin vui lòng để lại dưới bình luận.