Bà bầu ăn sả được không? Những tác dụng kì diệu của sả.

Châu Cherry Tác giả Châu Cherry 03/07/2018 10 phút đọc

Sả là một cây gia vị không còn xa lạ với bất kì ai. Sả chứa nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể. Vậy bà bầu ăn sả được không?
Khi thai nghén người cần bổ sung nhiều dưỡng chất, nhưng cũng có rất nhiều loại thực phảm phải kiêng khem. Vậy sả có phải là loại thực phẩm "đối nghịch" với bà đẻ hay không? Cùng đi tìm câu trả lời với Ăn ngon 3 miền nhé!

Bà bầu ăn sả được không? Sả tác động tới mẹ và bé như thế nào?

Sả là cây lâu năm, một loại gia vị được người Việt rất chuộng không chỉ bởi vị thơm, ngon của nó mà còn vì sả chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi. Tuy nhiên sả có tính cay nóng, theo nhiều lời "truyền miệng" thì bà đẻ ăn nhiều đồ cay nóng rất dễ sảy thai do bị kích thích co bóp ở cổ tử cung. Vậy bà bầu có nên ăn sả hay không? Cùng xem sả có lợi hay hại cho mẹ trong suốt 9 tháng 10 ngày nhé!

Sả ảnh hưởng tới bà bầu và thai nhi không?
Sả ảnh hưởng tới bà bầu và thai nhi không?

Sả tăng cường tiêu hóa.

  • Khi mang thai, nội tiết tố của bà bầu thai đổi, sự chèn ép của tử cung lên dạ dày, cùng với lượng sắt bà bầu cung cấp vào cơ thể sẽ gây nhiều khó khăn trong việc tiêu hóa.
  • Các tinh chất trong xả giúp khử trùng, diệt khuẩn, khiến các loại vi khuẩn có hại bị đẩy ra ngoài, hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa hay gặp ở bà bầu (táo bón, khó tiêu, đau bụng, đầy hơi,...).

"Điều hòa" huyết áp cho bà bầu

  • Sả chứa một lượng Kali khá lớn, các ion này thông qua các kênh protein trên màng tế bào sẽ giúp cân bằng ion natri trong cơ thể, tránh hiện tượng tăng (giảm) huyết áp đột ngột ở bà đẻ.
  • Tinh chất của sả còn có khả năng hấp thụ cholesterol dư thừa (nguyên nhân gây xơ vữa động mạch) trong cơ thể bà bầu, đẩy các cholesterol xấu này ra khỏi cơ thể, "thanh lọc" mạch máu.
 Sả
 Sả "thanh lọc" cholesterol, ổn định huyết áp, tốt cho tim mạch.

Giúp bà bầu thanh lọc, giải độc cơ thể

  • Sả loại bỏ các cholesterol dư thừa, tăng khả năng bài tiết độc tố của cơ thể. Đặc biệt sả giúp cơ thể duy trì mức acid uric cân bằng. Acid này kích thích não bộ hoạt động và chống oxy hóa, tuy nhiên nếu lượng acid này vượt ngưỡng cho phép sẽ kết thành tinh thể, tích tụ trong các khớp, gây đau đớn cho bà đẻ.
  • Trong sả có một lượng chất oxy rất "đa dạng", các chất này sẽ "dọn dẹp" gan, thận, bàng quang, tuyến tụy, tăng cường lưu thông máu.
Ăn sả giúp bà bầu tránh sưng đau khớp
Ăn sả giúp bà bầu tránh sưng đau khớp

Ngăn ngừa ung thư

  • Mang bầu khiến hệ miễn dịch của người mẹ yếu đi rất nhiều, đây là thời cơ cho các "sai sót" trong hệ gen, các tế bào bất thường rất dễ bị hệ thống miễn dịch bỏ qua. Hợp chất citral trong sả sẽ phần nào giảm nỗi lo này cho bà bầu.
  • Citral giúp cơ thể chống lại các gốc tự do (nguyên nhân gây ung thư) và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể bà đẻ.
Citral trong sả có tác dụng thế nào?
Citral trong sả có tác dụng thế nào?

Giảm căng thẳng, mệt mỏi cho bà đẻ

  • Càng tới những ngày gần cuối thai kì, bà bầu càng dễ mệt mỏi, lo được lo mất. Chút tinh dầu sả dịu nhẹ sẽ làm vơi bớt tâm trạng nặng nề của mẹ bầu.
  • Tinh dầu sả có tác dụng an thần, giúp mẹ thư giãn và dễ ngủ hơn.
Tinh dầu xả có lợi cho bà bầu và thai nhi hay không?
Tinh dầu xả có lợi cho bà bầu và thai nhi hay không?

Chữa lạnh, cảm cúm hiệu quả.

  • Sả có khả năng chống viêm diệt khuẩn rất tốt, đối với các chứng bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, ho, sổ mũi,... dùng sả để chữa bệnh sẽ tốt cho bà bầu hơn là dùng thuốc tây. Hoạt chất trong sả sẽ làm "loãng" các đám vi khuẩn, virút, khiến cho các tế bào bạch cầu dễ dàng "xử lí" những tác nhân gây hại này.
  • Ngoài ra sả cũng chứa một lượng vitamin C khá dồi dào, loại vitamin này sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch, khiến cơ thể bà đẻ nhanh chóng hồi phục.

Sả kích thích kinh nguyện, dễ dẫn tới sảy thai? Vậy bà bầu ăn sả được không?

Khi bà bầu dùng sả với lượng quá lớn, một số chất có trong sả sẽ kích thích kinh nguyệt, gây ra hiện tượng chảy máu ồ ạt, rất dễ khiến bà bầu sảy thai.

Vậy bà đẻ có ăn sả được không? Bà đẻ phải ăn sả như thế nào để tránh các tác động xấu?

  • Không nên để bà bầu ăn quá nhiều sả trong một lần (lượng cho phép: 8-20 g), cũng không nên thường xuyên dùng sả cho các món ăn (mỗi tuần dùng tối đa 3 lần). Nếu dùng tinh dầu sả pha nước uống hàng ngày, chỉ nên dùng 3-5 giọt, pha với nước ấm sẽ hỗ trợ tiêu hóa, giảm các triệu chứng buồn nôn, chán ăn khi ốm nghén.
Nước sả giúp thanh lọc cơ thể, uống nhiều có gây sảy thai không?
Nước sả giúp thanh lọc cơ thể, uống nhiều có gây sảy thai không?
  • Đối với những bà đẻ có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng hay hạ đường huyết thì không nên sử dụng sả bởi chúng có thể khiến bà bầu phát ban, khó thở.
  • Tinh dầu sả giúp mẹ bầu thư giãn, giảm đau nhức, trị mất ngủ,... tuy nhiên tinh dầu sả có tác động rất mạnh mẽ, mẹ bầu có thể kết hợp chúng với các loại tinh dầu khác(cam, húng quế, hoa hồng,...).
  • Bà bầu không nên để tinh dầu sả tiếp xúc trực tiếp với da, nếu không có thể dẫn tới các kích ứng da không đáng có.
Sả ăn nhiều gây kích ứng da, phát ban, nóng trong mẹ bầu lưu ý khi ăn nhé
Sả ăn nhiều gây kích ứng da, phát ban, nóng trong mẹ bầu lưu ý khi ăn nhé

Vậy là bạn đọc vừa cùng Ăn ngon 3 miền tìm hiểu các tác động của sả đối với mẹ bầu. Hy vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn hữu ích, giúp bà bầu có thai kì an toàn nhất, khỏe mạnh nhất.

Mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc về bài viết "bà bầu ăn sả được không?" xin vui lòng để lại dưới bình luận.

Châu Cherry
Tác giả Châu Cherry Nhân viên

Châu Cherry là một tác giả chuyên viết về an toàn thực phẩm. Với 8 năm kinh nghiệm là chuyên viên quản lý an toàn thực phẩm, cô ấy có kiến thức chuyên môn sâu rộng.

Châu Cherry có niềm đam mê với ăn uống và trải nghiệm các món ăn khắp các vùng miền Việt Nam. Cô ấy mong muốn cung cấp các thông tin chính xác, hữu ích và thực tế đến mọi người. Vì vậy, cô ấy thường chia sẻ và kết nối với mọi người.

Cô ấy cũng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về cách sơ chế, chế biến, nấu ăn để đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh. Những điều này rất hữu ích cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Cô ấy còn có kinh nghiệm về điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm, giúp phòng ngừa và giảm thiểu những hậu quả xấu cho sức khỏe của người tiêu dùng.

An toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta hàng ngày. Hãy cùng Châu Cherry khám phá và học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm về an toàn thực phẩm qua các bài viết của cô ấy nhé!

Kinh nghiệm
- Chuyên viên Quản lý về an toàn thực phẩm từ 01/7/2015 - tháng 01/2023.
- Làm việc tại anngon3mien.com từ 02/2023 đến nay.

Trình độ học vấn
- Kỹ sư công nghệ thực phẩm tại Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chứng chỉ về an toàn thực phẩm: Điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm

Thông tin liên hệ:
- Website: https://anngon3mien.com/tac-gia/chaucherry
- Phone: 0931 202 232.
- Address: Phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.

Bài viết trước Bà bầu ăn rau đắng được không? Cách ăn rau đắng "chuẩn" nhất

Bà bầu ăn rau đắng được không? Cách ăn rau đắng "chuẩn" nhất

Bài viết tiếp theo

15 Cách chia tay người yêu dứt khoát, văn minh (Thông minh)

15 Cách chia tay người yêu dứt khoát, văn minh (Thông minh)

Bài viết liên quan

Thông báo