Bà bầu ăn rau đắng được không? Cách ăn rau đắng "chuẩn" nhất

Châu Cherry Tác giả Châu Cherry 19/07/2024 10 phút đọc

Rau đắng là gì? Bà bầu ăn rau đắng được không? Là câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc khi mang bầu. Cùng chúng tôi đi tìm đáp án chính xác nhất nhé!

Rau đắng thường được sử dụng phổ biến trong các món ăn hàng ngày. Rau đắng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể, bởi vậy rau đắng còn dùng làm thuốc chữa bệnh, hoặc dùng để giảm béo. Vậy rau đắng có phát huy hết công dụng của mình đối với bà bầu không? Bà bầu có được ăn rau đắng không? Hãy cùng Ăn ngon 3 miền đi giải đáp thắc mắc này nhé!

Bà bầu ăn rau đắng được không? Bà bầu ăn rau đắng như thế nào là đúng cách?

Rau đắng được xem là một vị thuốc từ thiên nhiên, có khả năng tăng nhận thức, giảm lo âu căng thẳng, chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch,...
Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng ăn rau đắng có thể dẫn tới sảy thai do kích thích tử cung co bóp. Hãy cùng tìm hiểu thực hư của vấn đề này.

Các hoạt chất giúp rau đắng trở thành một vị thuốc?

Rau đắng tác động tới bà bầu ra sao?
Rau đắng tác động tới bà bầu ra sao?

Theo Đông y, rau đắng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu hóa, nhuận gan, ích mật, thanh nhiệt giải độc.
Sau các nghiên cứu, các chuyên gia thấy được rằng rau đắng có hàm lượng saponin, flavonoid cao, cùng với vitamin C và chất xơ, rau đắng rất có lợi đối với tim mạch, cao huyết áp.

Saponin

  • Ngăn chặn sự tái hấp thu của cholesterol, giảm lượng cholesterol trong máu.
  • Tăng khả năng miễn dịch (chống nhiễm trùng bởi kí sinh trùng)
  • Saponi hoạt động như một chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư và các bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch).
Saponin trong rau đắng loại bỏ cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng cường sức khỏe bà bầu.
Saponin trong rau đắng loại bỏ cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng cường sức khỏe bà bầu.

Flavonoid

  • Flavonoid là một chất chống oxy hóa, tác dụng chống viêm, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
  • Flavonoid tạo phức với các ion kim loại, hoạt động như chất xúc tác ngăn cản các phản ứng oxy hóa, bảo vệ cơ thể, ngăn xơ vữa động mạch,...
  • Flavonoid ức chế enzyme hyaluronidase, giảm hiện tượng xuất huyết dưới da.
Flavonoid trong rau đắng giúp cải thiện sức khỏe tế bào
Flavonoid trong rau đắng giúp cải thiện sức khỏe tế bào

Vitamin C

  • Tăng cường tổng hợp collagen, giúp các vết thương mau lành, rất thích hợp cho bà bầu sau sinh.
  • Kích thích các enzyme, bảo vệ các vitamin A, E, acid béo, sắt,... giúp các chất này duy trì trạng thái "nguyên vẹn".
  • Giúp chuyển hóa 80% cholesterol thành sulfat tan để đào thải khỏi cơ thể, chống xơ vữa động mạch.
Tác động của vitamin C trong rau đắng tới thai kì.
Tác động của vitamin C trong rau đắng tới thai kì.

Chất xơ

Rau đắng giàu chất xơ, loại bỏ nỗi lo béo phì cho bà bầu.
Rau đắng giàu chất xơ, loại bỏ nỗi lo béo phì cho bà bầu.
  • Giúp bà bầu khỏe mạnh, tránh các hiện tượng như táo bón, tiêu chảy, tiền sản giật, tiểu đường,...
  • Chất xơ không tạo nhiều năng lượng, giúp bà bầu giảm nguy cơ béo phì trong thai kì (do bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng), giúp quá trình tiêu hóa chậm lại, khiến mẹ bầu có cảm giác no lâu.
  • Bà bầu ăn nhiều hơn 21 g chất xơ mỗi ngày nguy cơ tiền sản giật giảm 72%.

Bà bầu ăn rau đắng được không? Ăn rau đắng như thế nào mới không gây "phản ứng ngược" cho bà bầu?

Bổ sung thêm nước cho cơ thể.

  • Rau đắng chứa nhiều chất xơ, chất này có tính "háo" nước, bởi vậy khi sử dụng rau đắng bà bầu phải uống thêm nước.
  • Liều lượng 30-35g chất xơ / ngày.
Cần bổ sung thêm nước cho cơ thể khi bà bầu sử dụng rau đắng.
Cần bổ sung thêm nước cho cơ thể khi bà bầu sử dụng rau đắng.

Cung cấp "đúng" lượng vitamin C.

  • Lượng vitamin C cho bà bầu trung bình 50 mg/ngày.
  • Nếu lượng vitamin C lớn hơn 1000 mg/ngày dễ dẫn tới rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chảy máu dạ dày,..., lớn hơn 2000 mg/ngày gây mất ngủ, ức chế bài tiết insulin, tăng huyết áp,...
  • Thừa vitamin C rất dễ gây ra các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Vậy nên bà bầu không nên sử dụng rau đắng quá nhiều trong một lúc.

Bà bầu ăn rau đắng được không nếu trong rau đắng có chứa charatin?

Charatin là một chất có tác dụng hạ đường huyết, kích thích tử cung co bóp khiến tăng khả năng sảy thai, xuất huyết tử cung.

Bà bầu có lẽ sẽ sợ hãi khi đọc tới thông tin này. Tuy nhiên charatin chỉ gây sảy thai nếu hàm lượng của nó quá nhiều và được sử dụng thường xuyên. Vậy nên bà bầu đã ăn rau đắng hay phân vân không biết có nên sử dụng loại rau này không thì hãy yên tâm nhé.

Giảm bớt vị đắng?

Bà bầu ăn rau đắng được không? Hẳn là bạn đã có câu trả lời cho riêng mình. Tuy nhiên, đối với nhiều bà bầu, vị "nguyên chất" của rau đắng rất khó ăn. Vậy nếu bà bầu vẫn muốn sử dụng loại rau có nhiều tác dụng này thì cần làm gì? Một số vùng miền sử dụng rau đắng như sau:

  • Người dân Nam Trung Bộ hay ăn cháo trắng với tro rau đắng, hoặc rau đắng đem kho cùng với cá.
  • Người Nam bộ thì hay dùng rau đắng sống ăn cùng với cá lóc.
Giảm bớt vị đắng cho bà bầu bằng cách kết hợp rau đắng cùng các thực phẩm khác.
Giảm bớt vị đắng cho bà bầu bằng cách kết hợp rau đắng cùng các thực phẩm khác.

Nấu rau đắng theo cách này sẽ giảm bớt phần nào vị đắng của rau.

Bà bầu ăn rau đắng có được không? Có lẽ thông qua bài viết này mỗi mẹ bầu đều đã có câu trả lời cho riêng mình. Ăn ngon 3 miền hy vọng đã cung cấp tới cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Chúc bạn có một thai kì an toàn, khỏe mạnh bên gia đình và bé cưng.

Mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc cho Ăn ngon 3 miền về "bà bầu ăn rau đắng được không" xin vui lòng để lại dưới bình luận.

Châu Cherry
Tác giả Châu Cherry Nhân viên
Châu Cherry là một tác giả chuyên viết về an toàn thực phẩm. Với 8 năm kinh nghiệm là chuyên viên quản lý an toàn thực phẩm, cô ấy có kiến thức chuyên ...
Bài viết trước Bà bầu ăn me được không? Những tác dụng thần kì của me.

Bà bầu ăn me được không? Những tác dụng thần kì của me.

Bài viết tiếp theo

Samsung Galaxy S24 FE và Tiềm Năng của Công Nghệ 5G: Đột Phá Cho Tương Lai Kết Nối

Samsung Galaxy S24 FE và Tiềm Năng của Công Nghệ 5G: Đột Phá Cho Tương Lai Kết Nối

Bài viết liên quan

Thông báo