Bà bầu ăn me được không? Những tác dụng thần kì của me.
Bà bầu ăn me được không? Me chua chua ngọt ngọt quả thật là nỗi "khát khao" của các bà bầu trong giai đoạn ốm nghén. Ngoài tác dụng thỏa mãn cơn thèm chua của mẹ bầu, me còn có những tác dụng thần kì khác. Các bà bầu hãy cùng Ăn ngon 3 miền tìm hiểu xem những tác dụng thần kì đó là gì nhé!
Bà bầu ăn me được không? Lợi ích từ me đối với mẹ và bé.
Me là loại quả thường xuất hiện trong các thực đơn ăn vặt, là gia vị trong một số món ăn, tuy nhiên ít ai ngờ rằng "từ gốc tới ngọn" của me đều là thuốc.
Ở nước ta me được trồng rất phổ biến, giá trị của me chỉ dừng ở mức độ làm thức ăn. Ở Trung Quốc hay Thái Lan, me được coi là "bảo vật" cần bảo tồn, bởi những giả trị dinh dưỡng me mang lại.
1. Nguồn cung cấp vitamin B1 (thiamine) dồi dào
2. Giữ hệ xương chắc khỏe.
Hàm lượng Magie có trong me là 23%, hàm lượng canxi là 7%.
Các chuyên gia chỉ ra rằng người có chế độ ăn uống giàu magie thì mật độ xương cao hơn so với người bình thường.
Canxi giúp chắc khỏe xương, tham gia vào quá trình đông máu và tác động lên cấu trúc tế bào. Canxi giúp thai nhi phát triển hệ tim mạch, cơ quan thần kinh. Trong thai kì nếu bà bầu không được bổ sung canxi đầy đủ sẽ dẫn tới đau nhức cơ bắp, mệt mỏi, lượng canxi quá ít có thể khiến thai phụ bị co giật. Thai nhi lấy canxi trực tiếp từ cơ thể bà bầu, bà bầu thiếu canxi thai nhi có thể dị tật xương, kém phát triển,...
Bà bầu khi bổ sung Mg và Ca bằng thuốc tây rất dễ gây nóng trong, bởi vậy me là một lựa chọn không tồi giúp mẹ bổ sung Mg và Ca.
3. Ngăn ngừa táo bón
Hàm lượng chất xơ có trong quả me rất dồi dào (20%). Chất xơ giúp hoạt động của hệ tiêu hóa hiệu quả, trơn trượt hơn. Chất xơ trong me điều hòa nhu động của ruột, giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón.
Chất xơ còn có khả năng loại bỏ các cholesterol xấu khỏi cơ thể, thanh lọc mạch máu, hỗ trợ hoạt động của hệ tuần hoàn.
Tuy nhiên lượng chất xơ quá nhiều có thể khiến bà bầu bị đầy bụng, khó tiêu, nên bà bầu chú ý không nên ăn quá nhiều me một lúc.
4. Ổn định huyết áp
Hàm lượng kali có trong me cao gấp 2 lần hàm lượng kali có trong chuối. Kali sẽ kiểm soát hoạt động của Na trong cơ thể, cân bằng nồng độ Na sẽ giúp ổn định huyết áp, tránh huyết áp tăng đột ngột.
5. Bổ sung sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu
Sắt là thành phần quan trọng giúp hình thành nên hemoglobin (protein cấu trúc nên hồng cầu). Hemoglobin giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
Bổ sung máu cần thiết cho thai phụ, nhất là thời kì cuối khi bà bầu sắp chuyển dạ, sinh nở sẽ gây mất máu nhiều.
6. Kiểm soát cholesterol
Trong me có chứa một loại chất gọi là Niacin (vitamin B3). Chất này có khả năng loại bỏ bớt những cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể.
7. Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Bà bầu ăn me được không? Bà bầu ăn me có tác dụng gì? Me có chứa riboflavin, hoạt chất giúp chuyển hóa carbohydrat thành năng lượng. Ăn me sẽ giúp giảm lượng tinh bột cần cung cấp mà cơ thể vẫn đủ năng lượng, giúp bà bầu giảm nỗi lo "béo phì".
8. Tăng cường miễn dịch.
Khi thai nghén là lúc hệ miễn dịch của bà bầu yếu nhất, cơ thể nhạy cảm rất dễ mắc bệnh.
Trong me có chứa một loại protein hoạt tính giống như chất xúc tác, đẩy mạnh quá trình sẳn xuất kháng thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh. Ăn me sẽ giúp bà bầu có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
9. Giảm ốm nghén bằng me
Me có vị chua, thoảng chút ngọt, là một món ngon cho bà bầu ốm nghén "không thể chê". Me chứa nhiều vitaminC, B, acid tartaric, acid malic,... giúp kích thích vị giác của bà bầu, cải thiện tình trạng chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn,... do ốm nghén gây nên.
10. Me chống ung thư
Me chứa các chất chống oxy hóa. Các chất này chống lại các gốc tự do, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ung thư, giảm tỷ lệ mắc ung thư.
Bà bầu ăn me được không? Một số bài thuốc đông y từ me giúp giảm ốm nghén, táo bón ở bà bầu.
Bà bầu có thể ăn me trong suốt quá trình thai kì, trong Đông Y có một số bài thuốc từ me giúp bà bầu giảm các triệu chứng của ốm nghén, phòng và trị táo bón.
Bài thuốc chống buồn nôn:
Chuẩn bị:
- 30g me xanh
- 10g đường trắng
Cách làm:
- Me cạo vở, đun với 300 ml nước. Đun tới khi còn khoảng 200 ml nước thì ngừng, chắt bỏ bã.
- Nước me bỏ thêm đường, mỗi ngày uống 3 lần.
- Có thể ngâm ô mai me thay cho uống nước me.
Bài thuốc chữa táo bón
100g gỗ cây me đem sắc thành nước thuốc uống hàng ngày, thay cho nước chè.
Bà bầu có được ăn me ngâm không?
Các món ăn vặt từ me đều là những món ngon cho bà bầu. Bà bầu hoàn toàn có thể ăn me ngâm như một thức ăn vặt trong giai đoạn ốm nghén. Me ngâm chua ngọt sẽ giảm bớt các cơn nôn nghén, kích thích sự thèm ăn của bà bầu. Bà bầu cũng có thẻ uống nước me ngâm để giải khát.
Bà bầu ăn me có được không? Hẳn là thông qua bài viết này mỗi bà bầu đều đã có câu trả lời cho riêng mình. Hy vọng những thông tin mà Ăn ngon 3 miền mang đến sẽ giúp mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh, an toàn.
Mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc về vấn đề "bà bầu ăn me được không" xin vui lòng để lại dưới bình luận.