Công dụng của lá đắng. Bà bầu có ăn được canh lá đắng không?
Cây lá đắng (mật gấu) là một cây thuốc từ xưa. Bà bầu có ăn được canh lá đắng không? Lá đắng tốt nhưng có ảnh hưởng gì tới bà bầu và thai nhi không? Hẳn là các bà bầu đều thắm mắc điều này. Bài viết dưới đây sẽ đưa tới bạn đọc câu trả lời thuyết phục nhất.
Bà bầu có ăn được canh lá đắng không? Công dụng của lá đắng.
Lá đắng được trồng phổ biến tại các vùng núi phía Bắc, từ xưa lá đắng đã được dùng để chữa các bệnh như viêm phổi, xuất huyết dạ dày, cao huyết áp,... Lá đắng chứa nhiều hợp chất như saponin, xanthones, tanin, các vitamin,... rất tốt cho cơ thể bà bầu.
Kiểm soát đường huyết, tăng cường miễn dịch
Saponin có trong lá đắng sẽ hấp thu các cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch, thanh lọc mạch máu giúp hệ tuần hoàn tốt hơn.
Saponin còn có khả năng chống viêm, ngăn ngừa các loại kí sinh trùng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Hạ sốt, trị cảm lạnh
Khi sốt, cảm lạnh bà bầu có ăn được canh lá đắng không? Đây là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu bà bầu sợ tác dụng của thuốc tây ảnh hưởng tới thai nhi.
Nhờ các hợp chất xanthones, acid phenolic, lá đắng có thể dùng để hạ sốt và chữa cảm.
Xanthones là chất chống oxy hóa nguồn gốc thực vật, là 1 kháng thể tự nhiên có lợi cho cơ thể. Xanthones ức chế quá trình lão hóa, ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp, kháng khuẩn, giảm đau,...
Tăng khả năng sinh sản, tăng tiết sữa
Các hoạt chất có trong nước lá đắng có khả năng kích thích khả năng sinh sản ở những bà bầu khó sinh.
Uống canh lá đắng kích thích tuyến sữa, giúp bà bầu sau khi sinh có lượng sữa dồi dào cho bé. Tuy nhiên nếu bà bầu đã cho con bú thì không nên dùng loại lá này, bởi lá sẽ làm sữa bị đắng, bé không chịu ăn.
Chữa đau họng, ho, tiêu đờm,...
Lá đắng có khả năng chống viêm tiêu độc, đặc biệt là saponin và xanthones, đây giống như 2 kháng thể tự nhiên giúp cơ thể người chống lại bệnh tật mạnh hơn.
Ngăn ngừa bệnh về tiêu hóa, tim mạch
Tanin là chất có khả năng kết tủa protein, chúng kết tủa các protein ở niêm mạc ruột, tạo thành một lớp màng bảo vệ cho thành ruột. Tanin có tính sát khuẩn nhẹ, có khả năng ức chất một số loại men do vi khuẩn gây ra ở đường tiêu hóa.
Tanin giúp cơ thể loại trừ các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư, đồng thời chuyển hóa và loại bỏ các cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Thanh lọc, làm mát cơ thể.
Chống buồn nôn, tăng cảm giác ngon miệng.
Kì thật vị của lá đắng không hề khó chịu, canh lá đắng là một món ăn cho bà bầu ốm nghén, giúp giảm bớt các triệu chứng như nôn nghén, chán ăn.
Lá đắng thường kết hợp với mẻ và sả khiến cho món ăn có hương thơm của sả, vị chua của mè làm dịu bớt cái đắng.
Bà bầu có ăn được canh lá đắng không? Cách chế biến canh lá đắng dễ ăn cho bà bầu.
Tùy theo mỗi vùng miền, lá đắng sẽ được nấu theo những cách khác nhau. Dưới đây là 2 cách nấu canh lá đắng - món ăn bổ dưỡng cho bà bầu phổ biến nhất.
Canh lá đắng
Chuẩn bị:
- 30-40 lá đắng, chọn lá vừa hoặc hơi già một chút
- 4-5 nhánh sả
- 4 thìa cà phê mẻ
- 200g thịt ba chỉ
- 1 quả ớt cay
- Bột canh (muối), dầu ăn
Cách làm:
- Lá đắng rửa sạch, thái nhỏ.
- Sả lột bỏ lớp vỏ già, xắt mỏng, ớt thái mỏng.
- Thịt ba chỉ băm hoặc xay nhỏ.
- Cho dầu ăn vào nồi, sau đó cho sả vào xào cho thơm. Cho tiếp thịt vào xào. Đổ khoảng 1-1,2l nước vào nồi, nấu sôi. Khi nước sôi thì cho lá đắng vào.
- Tiếp đó cho mẻ. Khi canh sôi thì bạn nêm gia vị và cho thêm ớt. Canh sôi khoảng vài phút là có thể bắc nồi xuống.
- Món này có thể ăn nóng và nguội đều rất ngon.
Canh lá đắng nấu cá
Chuẩn bị:
- Lá đắng: 100 gam.
- Cá rô đồng: 300 gam.
- Mẻ.
- Mắm tôm.
- Hành khô.
- Gia vị: Hạt nêm, bột ngọt, dầu ăn, tiêu bột.
Cách sơ chế:
- Hành khô bóc bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
- Lá đắng rửa sạch, xắt nhỏ.
- Cá làm vẩy, mổ bụng rồi rửa sạch và để ráo.
- Ướp cá với 1 muỗng cà phê hạt nêm rồi để trong khoảng 15 phút cho cá ngấm đều gia vị vào bên trong.
Cách chế biến:
- Phi hành trong dầu nóng, đổ thêm nước vừa đủ để dùng.
- Đung sôi nước, bỏ cá vào đun 10 phút, khi cá chín cho mẻ, mắm tôm, lá đắng vào đun thêm 3 phút nữa.
- Múc ra bát và thưởng thức.
Bà bầu ăn canh lá đắng có gây ra ảnh hưởng tiêu cực nào không? Có lẽ mỗi một bà bầu đều đã có câu trả lời cho riêng mình rồi, phải không! Hy vọng những thông tin Ăn ngon 3 miền cung cấp trong bài viết này giúp bạn có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh nhất.
Mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết "Bà bầu có ăn được canh lá đắng không" xin vui lòng để lại dưới bình luận.