Tổng hợp các phương pháp điều trị bệnh lý cơ xương khớp và mức độ hiệu quả
Bệnh lý cơ xương khớp là nhóm bệnh phổ biến thường gặp và đang có xu hướng trẻ hoá. Bệnh này không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà hiện nay có rất nhiều bạn trẻ mắc phải các bệnh lý về cơ xương khớp. Các phương pháp điều trị bệnh lý cơ xương khớp và mức độ hiệu quả sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh và chế độ chăm sóc của bệnh nhân.
►►► XEM THÊM: Liệu pháp tế bào gốc chữa cơ xương khớp: Hiệu quả - Bền vững
Nhóm bệnh cơ xương khớp gồm các bệnh lý như:
- Thoái hoá khớp: Biểu hiện đau nhức các khớp, sưng, biến dạng khớp, hạn chế vận động.
- Viêm khớp: Thường có dấu hiệu sưng nóng đỏ các khớp, đau nhiều về đêm, đau âm ỉ liên tục.
- Thoát vị đĩa đệm: Mức độ đau sẽ tuỳ từng mức độ bệnh, thường đau sau vận động sai tư thế kèm theo tê bì , giảm cảm giác nông.
- Loãng xương: Thường xuyên đau nhức xương, tê bì, chuột rút và thường có các bệnh lý nền kèm theo như : tăng huyết áp, tiểu đường, thoái hoá khớp.
- Gout : Các khớp đột ngột sưng tấy nóng đỏ, sờ vào đau nhiều hơn, thường gặp ở các khớp bàn ngón chân, hay gặp nhất là ngón chân cái, thường xuất hiện sau bữa tiệc rượu.
Một số các phương pháp điều trị bệnh lý cơ xương khớp và mức độ hiệu quả của từng phương pháp cụ thể:
1. Sử dụng thuốc Tây y
Các nhóm thuốc điều trị bệnh lý cơ xương khớp gồm :
- Thuốc giảm đau: Thường sử dụng paracetamol để giảm đau, nhóm thuốc này có đáp ứng giảm đau tốt với tình trạng đau nhức xương khớp, tuy nhiên việc sử dụng loại thuốc giảm đau này thường xuyên sẽ gây tác động xấu đến gan.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): giúp giảm sưng đau các khớp, cải thiện tình trạng cứng khớp. Tuy nhiên nhóm thuốc này gây tác động đến hệ tiêu hoá và tim mạch, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng này.
Ưu điểm của việc sử dụng thuốc điều trị là đem lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên sử dụng thuốc sẽ có tác động đến cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hoá và tim mạch do đó việc sử dụng thuốc điều trị cần có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ.
►►► TÌM HIỂU THÊM: 9 Cách chữa trị bệnh cơ xương khớp đặc hiệu
2. Vật lý trị liệu
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân sẽ được kết hợp vật lý trị liệu để giúp cải thiện nhanh tình trạng đau nhức và giúp vận động khớp xương tốt hơn, tăng cường sức khoẻ cơ bắp và giảm tác động lực lên các khớp xương.
- Tác động nhiệt : Ngâm nước ấm, chườm ấm…. giúp giảm đau, tăng lưu thông máu cải thiện tình trạng nuôi dưỡng ở khớp xương.
- Điện trị liệu: điện xung, điện phân, sóng xung kích,...kích thích thần kinh, cơ.
- Siêu âm trị liệu.
- Kéo giãn cột sống.
Phương pháp này đem lại hiệu quả lâu dài cho bệnh nhân, cũng như hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên với phương pháp này bệnh nhân sẽ mất nhiều thời gian điều trị, cần tuân thủ chế độ luyện tập sinh hoạt, dinh dưỡng.
3. Điều trị bằng Đông y
Điều trị bằng đông y được rất nhiều người bệnh lựa chọn, vì quan niệm đông y điều trị được lâu dài và không có tác dụng phụ như sử dụng thuốc tây.
Các loại thảo dược được sử dụng để điều trị bệnh lý cơ xương khớp như: dây đau xương, tục đoạn, ngưu tất, phòng phong, đỗ trọng,… ngoài ra còn có một số chế phẩm đông y như: cồn xoa bóp, cao dán,…
Tuy nhiên điều trị bằng đông y cần sự kiên trì vì hiệu quả chậm, kết hợp với vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng hơn. Điều trị bằng đông y cần có sự thăm khám và theo dõi điều trị của bác sĩ, bệnh nhân không tự ý mua thuốc uống tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ.
4. Phẫu thuật
Đây là phương pháp được chỉ định khi bệnh nhân điều trị bảo tồn thất bại. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật khi khớp bị tổn thương nghiêm trọng gây đau đớn nhiều kèm theo các dấu hiệu rối loạn thần kinh, mạch máu: tê bì, mất cảm giác, teo cơ, hoại tử,…
Phẫu thuật gồm có: phẫu thuật thay khớp,, phẫu thuật đĩa đệm cột sống thắt lưng, - tái tạo,.... Phương pháp này giúp giảm đau và cải thiện tình trạng vận động của khớp, tuy nhiên phương pháp này vẫn có những biến chứng, cũng như hiệu quả điều trị sẽ không kéo dài nếu bệnh nhân không tuân thủ chế độ sinh hoạt và luyện tập.
5. Liệu pháp tế bào gốc
Với sự phát triển mạnh mẽ của y học tái tạo, phương pháp tế bào gốc đang là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị toàn diện đối với bệnh nhân mắc bệnh lý cơ xương khớp.
Phương pháp này không chỉ giúp cải thiện, ngăn ngừa, làm chậm quá trình thoái hoá khớp mà còn giúp tái tạo lại sụn khớp đã bị tổn thương, phục hồi cấu trúc mô sụn từ đó giúp lấy lại chức năng của khớp.
Tế bào gốc có khả năng tăng sinh, tái tạo mạnh mẽ, không chỉ cải thiện sụn khớp mà còn tái tạo mạch máu, tăng cường nuôi dưỡng và phục hồi tổ chức xung quanh khớp, phương pháp này có thể kết hợp với vật lý trị liệu để đem lại hiệu quả nhanh và phục hồi tối đa cho bệnh nhân.
►►► THAM KHẢO: Tiêm tế bào gốc vào khớp gối trị thoái hóa: An toàn - Hiệu quả - Không tác dụng phụ
Điều trị bằng phương pháp này, bệnh nhân cần khoảng thời gian từ 2-3 tháng để thấy rõ sự cải thiện, khoảng thời gian này là thời gian sụn khớp được tái tạo và phục hồi.
Đây là một phương pháp điều trị yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao, quá trình tách chiết, nuôi cấy, tăng sinh và lưu trữ tế bào gốc cần có sự kiểm duyệt nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả điều trị. Hiện nay có rất ít cơ sở y tế có thể áp dụng phương pháp này để điều trị cho bệnh nhân, do nguồn nhân lực và trang thiết bị còn hạn chế.
Trên đây là các phương pháp điều trị bệnh lý cơ xương khớp và mức độ hiệu quả, cũng như ưu nhược điểm của từng phương pháp. Bệnh lý cơ xương khớp là bệnh lý cần được phát hiện và điều trị sớm, ngăn chặn tiến triển của bệnh nhằm cải thiện, duy trì chức năng xương khớp.
►►► TÌM HIỂU THÊM: Đau nhức xương khớp khám ở đâu? Gợi ý địa chỉ chuyên khoa xương khớp tại Hà Nội