Bà bầu ăn mắm nêm được không? Lợi và hại của việc ăn mắm nêm

Châu Cherry Tác giả Châu Cherry 11/04/2019 15 phút đọc

Bà bầu ăn mắm nêm được không? 3 tháng đầu mang thai bà bầu có ăn mắm nêm được không? Bà bầu thích ăn mắm nêm nhưng đang phân vân không biết mắm nêm có tốt không, có gây hại tới thai nhi hay không? Bài viết này sẽ chỉ rõ "nguồn cơn", giải tỏa thắc mắc cho bà bầu.

Mắm nêm (mắm cái) là một loại mắm độc đáo của miền Trung Việt Nam, được nhiều người ưa thích sử dụng. Mắm nêm được làm từ cá, xác cá đem ướp muối, lên men. Tùy theo vùng miền, khẩu vị mỗi người mắm nêm sẽ được trộn thêm một số phụ liệu như thính, đường, ... để tạo vị đặc trưng.
Có 2 loại mắm nêm là dạng nguyên con (thường làm từ cá cơm, cá sơn đỏ,...) và dạng xay nhuyễn (thường làm từ cá trích, cá nục, cá liệt,...).

Bà bầu có thể ăn mắm nêm, tuy nhiên mắm nêm không tốt với bà bầu như mọi người vẫn tưởng nên hạn chế sử dụng mắm nêm thường xuyên. Vậy tại sao bà bầu không nên sử dụng mắm nêm quá nhiều? Đọc tiếp thông tin bên dưới sẽ cung cấp rõ ràng cho bạn nhất.

Bà bầu nên tìm hiểu xem có nên ăn mắm nêm trong thời kỳ mang thai hay không nhé
Bà bầu nên tìm hiểu xem có nên ăn mắm nêm trong thời kỳ mang thai hay không nhé

Bà bầu ăn mắm nêm được không? Ích lợi của mắm nêm.

Cung cấp sắt

Mắm nêm chứa thành phần sắt là chủ yếu
Mắm nêm chứa thành phần sắt là chủ yếu

Trong mắm nêm có chứa rất nhiều khoáng chất sắt. Vi khoáng này rất cần thiết cho cơ thể, giảm tình trạng thiếu máu, sinh non, băng huyết của bà bầu. Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglbin (một loại protein có trong cấu trúc của hồng cầu), chức năng vận chuyển oxy đi tới các cơ quan. Thiếu sắt trong quá trình thai nghẽn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi, gia tăng khả năng mẹ sinh non, trẻ sinh ra bị thiếu cân, nghiêm trọng hơn là thai nhi có thể bị chết lưu, tử vong sau khi sinh.

Thành phần cấu tạo nên hemoglbin trong sắt
Thành phần cấu tạo nên hemoglbin trong sắt

Ở phụ nữ mang thai,lượng máu trong cơ thể tăng lên khoảng 50%, hàm lượng sắt cần cho mỗi ngày khoảng 30 mg. Theo các chuyên gia, cứ 10 ml mắm nêm sẽ cung cấp 10 mg sắt. Nhờ việc sử dụng mắm thường xuyên, tỷ lệ phụ nữ thiếu máu do thiếu sắt ở nước ta thấp hơn so với các nước khác.

Cung cấp chất béo Omega 3 (DHA và EPA)
Omega 3 là acid béo cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Omega 3 làm giảm mớ máu, bảo vệ hệ tim mạch, là một nhân tố không thể thiếu trong phát triển hệ thần kinh và thị lực của thai nhi (nhất là 3 tháng cuối thai kì).
Omega 3 còn có khả năng giảm chứng trầm cảm sau sinh của bà bầu, trẻ sơ sinh được bổ sung omega đầy đủ hệ miễn dịch tốt hơn.

Omega 3 là acid béo cần thiết cho mẹ bầu
Omega 3 là acid béo cần thiết cho mẹ bầu

Cung cấp các acid amin quan trọng cho cơ thể.
Acid amin hình thành nên tế bào, sửa chữa các mô, tạo kháng thể nâng cao miễn dịch.
Trong 8 loại acid amin không thể thay thế (là những acid amin cơ thể không tự tổng hợp được mà cần cung cấp bằng các thực phẩm bên ngoài) mắm nêm có tới 5 loại: valine, isoleutine, phenylalanine, methyonine, lysine.

Cung cấp các acid amin quan trọng cho con người
Cung cấp các acid amin quan trọng cho con người

Cung cấp vitamin B12
Vitamin B12 tham gia quá trình trưởng thành và hình thành nhân của hồng cầu, là một loại vitamin rất có lợi cho quá trình tạo máu của bà bầu trong kì thai nghén. Trong suốt thời gian mang thai, bà bầu nếu được cung cấp đầy đủ Vitamine B12 thì con sinh ra khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các dị tật ống thần kinh.

Bổ sung B12 giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi
Bổ sung B12 giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi

B12 cũng là một loại vitamin mà cơ thể không thể tự tổng hợp, bổ sung vitamin B12 bằng việc ăn mắm nêm là một lựa chọn không tồi. Theo các nghiên cứu đưa ra, cứ 100 ml mắm nêm sẽ có chứa 5 mcg B12.

Bà bầu ăn mắm nêm được không? Những tác động tiêu cực của mắm nêm đối với bà bầu và thai nhi.

Mắm nêm không chỉ là một loại gia vị tuyệt vời, nó còn là một nguồn bổ sung chất dinh dưỡng khá dồi dào cho bà bầu. Vậy bà bầu có được ăn mắm nêm không? Ăn mắm nêm có tốt không? Mắm nêm có tốt với bà bầu như với người bình thường?

Chế biến mắm nêm từ thực phẩm sống

Mắm nêm có thành phần chính là cá, cá sống chưa qua chê biến trực tiếp đem ướp muối có thể chứa rất nhiều các loại vi khuẩn có hại tới sức khỏe của bà bầu. Điển hình là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sống trong nước mặn, thường có trong hải sản. Trong 24 giờ, người nhiễm khuẩn có triệu chứng tiêu chảy, bụng đau quặn, buồn nôn, sốt, cảm lạnh.

Cá là nguyên liệu chính để làm mắm.
Cá là nguyên liệu chính để làm mắm.

Lượng muối ướp cá quá lớn.

Sử dụng lượng muối lớn để ướp cá làm mắm
Sử dụng lượng muối lớn để ướp cá làm mắm

Để cá không bị hỏng, thối trong quá trình lên men lắm mắm, cần phải sử dụng một lượng muối rất lớn để ướp cá. Bà bầu ăn mắm nêm nhiều vô hình chung đã "tống" một lượng muối khá lớn vào cơ thể. Nếu hàm lượng muối bà bầu ăn vào lớn hơn mức cho phép (>1 g muối / ngày) rất dễ dẫn tới phù nề, tăng huyết áp, tăng nguy cơ tiền sẳn giật, thậm chí là xảy thai.

Cá biển rất dễ nhiễm chì, thủy ngân.

Trong cá biển luôn chứa một lượng thủy ngân nhất định
Trong cá biển luôn chứa một lượng thủy ngân nhất định

Dù ít hay nhiều, hải sản vẫn chứa một lượng chì (hay thủy ngân). Ăn nhiều mắm nêm có thể khiến chì, thủy ngân có trong cơ thể bà bầu tăng lên. Chì và thủy ngân tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh cho trẻ (mù, câm, điếc,...), tổn thương hệ thần kinh của bào thai.

Để mắm nêm phát huy công dụng tốt nhất, hạn chế tác hại của mắm nêm, bà bầu nên có cách ăn mắm nêm hợp lý.

  • Mỗi tuần chỉ ăn 2-3 lần mắm nêm, không ăn quá nhiều.
  • Mắm nêm nên sử dụng trong các món ăn nấu chín, phần lớn các loại vi khuẩn sẽ chết trong quá trinh đun nấu.
  • Một số vùng thường sử dụng dứa bỏ thêm ăn cùng mắm nêm, bà bầu tuyệt đối không ăn loại mắm nêm này vì dứa có thể khiến sảy thai.
  • Bà bầu không nên ăn mắm nêm ở các quán vỉa hè bởi vệ sinh không đảm bảo, rất dễ ngộ độc, gây ra các hậu quả không đáng có.

Bà bầu có nên ăn mắm mực hay không? Tại sao nên hạn chế sử dụng mắm mực

Mực nói riêng hay hải sản nói chung là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe giàu các chất như protein, ribolafvin, bổ sung hàm lượng canxi cao, kẽm, vitamin B12, omega 3 và i-ốt, ít chất béo bão hòa và sodium...

Hàm lượng cholesterol có trong mực rất cao.
Hàm lượng cholesterol có trong mực rất cao.

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong mực rất cao là nguồn thực phẩm rất tốt cho các mẹ bầu giúp cung cấp dinh dưỡng phát triển thể chất lẫn trí não cho bé trong thời kì mang thai. Nhưng hải sản rất dễ chứa các ký sinh trùng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến bé nếu như không làm kỹ, đặc biệt trong thời gian mang thai nên ăn chín uống sôi và không ăn đồ tái sống. Cho nên việc sử dụng mắm mực là không nên khi đang mang bầu đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối rất dễ làm ảnh hưởng tới thai nhi.

Bà bầu có ăn mắm tôm được không? Tại sao không nên dùng mắm tôm

Mắm tôm là một loại thực phẩm không thể thiếu khi là gia vị chấm của rất nhiều món ngon như: bún đậu mắm tôm, thịt chó... Tuy nhiên khi đang mang bầu, mẹ đang thai tuyệt đối không nên sử dụng mắm tôm theo các ý kiến của chuyên gia việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch khả năng phòng bệnh của bà bầu yếu hơn người bình thường rất dễ mắc bệnh làm ảnh hưởng tới thai nhi cho nên việc sử dụng mắm tôm chưa qua đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là không nên sử dụng.

Bà bầu không nên sử dụng mắm tôm trong thời gian mang thai
Bà bầu không nên sử dụng mắm tôm trong thời gian mang thai

Theo báo cáo đã có trường hợp bà bầu phải nhập viện vị tình trạng ngộ độc mắm tôm, cho nên các bà mẹ mang thai không nên sử dụng mắm tôm trong thời kì mang bầu.

Trên đây là các lợi ích cũng như tác hại khi bà bầu sử dụng mắm nêm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bà bầu có được những thông tin hữu ích nhất, giúp bà bầu có một thai kì an toàn và khỏe mạnh.

Mọi ý kiến đóng góp về bài viết "bà bầu ăn mắm nêm được không" xin vui lòng để lại dưới bình luận.

Châu Cherry
Tác giả Châu Cherry Nhân viên

Châu Cherry là một tác giả chuyên viết về an toàn thực phẩm. Với 8 năm kinh nghiệm là chuyên viên quản lý an toàn thực phẩm, cô ấy có kiến thức chuyên môn sâu rộng.

Châu Cherry có niềm đam mê với ăn uống và trải nghiệm các món ăn khắp các vùng miền Việt Nam. Cô ấy mong muốn cung cấp các thông tin chính xác, hữu ích và thực tế đến mọi người. Vì vậy, cô ấy thường chia sẻ và kết nối với mọi người.

Cô ấy cũng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về cách sơ chế, chế biến, nấu ăn để đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh. Những điều này rất hữu ích cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Cô ấy còn có kinh nghiệm về điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm, giúp phòng ngừa và giảm thiểu những hậu quả xấu cho sức khỏe của người tiêu dùng.

An toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta hàng ngày. Hãy cùng Châu Cherry khám phá và học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm về an toàn thực phẩm qua các bài viết của cô ấy nhé!

Kinh nghiệm
- Chuyên viên Quản lý về an toàn thực phẩm từ 01/7/2015 - tháng 01/2023.
- Làm việc tại anngon3mien.com từ 02/2023 đến nay.

Trình độ học vấn
- Kỹ sư công nghệ thực phẩm tại Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chứng chỉ về an toàn thực phẩm: Điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm

Thông tin liên hệ:
- Website: https://anngon3mien.com/tac-gia/chaucherry
- Phone: 0931 202 232.
- Address: Phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.

Bài viết trước Top 10 địa điểm ăn uống buổi tối ở Hà Nội Ngon-Bổ-Rẻ

Top 10 địa điểm ăn uống buổi tối ở Hà Nội Ngon-Bổ-Rẻ

Bài viết tiếp theo

15 Cách chia tay người yêu dứt khoát, văn minh (Thông minh)

15 Cách chia tay người yêu dứt khoát, văn minh (Thông minh)

Bài viết liên quan

Thông báo