Bà bầu có được ăn tiết luộc không? Ăn thế nào là đúng cách?

Châu Cherry Tác giả Châu Cherry 19/07/2024 12 phút đọc

Bà bầu có được ăn tiết luộc không? Rất nhiều bà bầu đều có chung thắc mắc này bởi tiết lợn, gà, vịt,... đều chứa rất nhiều dinh dưỡng thế nhưng cũng ẩn tàng nhiều mối lo. Cơ thể mẹ bầu yếu hơn hẳn người thường, cộng với thai nhi đang trong giai đoạn phát triển rất dễ xảy ra các dị tật nếu mẹ bầu không chú ý ăn uống. Cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu kỹ hơn nhé. Trong bài viết này Ăn ngon 3 miền chỉ tập trung nói về lợi và hại khi bà bầu sử dụng tiết lợn thôi nhé!

Bà bầu có được ăn tiết luộc không? Lợi ích từ tiết lợn.

Tiết lợn có lượng dinh dưỡng rất phong phú. Lượng protein trong tiết lợn chiếm khoảng 74%, tức là gấp 4 lần so với thịt lợn, và 5 lần so với trứng gà.
Protein có trong tiết lợn có cấu tạo acid amin gần giống với cơ thể người, bởi vậy rất dễ hấp thu và tiêu hóa. Tiết lợn mang lại rất nhiều lợi ích mà không phải ai cũng biết.

Những món ngon từ tiết tốt cho sức khỏe của mẹ và bé
Những món ngon từ tiết tốt cho sức khỏe của mẹ và bé

Ngừa thiếu máu, hỗ trợ giảm béo.
Tiết lợn chứa nhiều sắt, giúp ngăn ngừa thiếu máu ở bà bầu. Trong thai kì, nếu người mẹ không được cung cấp đủ sắt, gây thiếu máu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cả mẹ và bé. Tăng các nguy cơ như sinh non, xảy thai, băng huyết ở mẹ và nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng ở bé. Trong thai kì, nếu mẹ được cung cấp sắt đầy đủ sẽ giảm các nguy cơ về tim mạch.
Khi mang thai, người mẹ bị ép ăn rất nhiều các loại thực phẩm bổ dưỡng vì "một người ăn, hai người tốt". Tuy nhiên việc nạp quá nhiều dinh dưỡng có thể khiến bà bầu bị thừa cân, béo phì. Tiết lợn có hàm lượng protein cao, bổ sung năng lượng cho cả mẹ và bé mà không sợ bị tăng cân, béo phì.

Món ăn từ tiết bỏ sung sắt và các khoáng chất cho mẹ bầu
Món ăn từ tiết bỏ sung sắt và các khoáng chất cho mẹ bầu

Cầm máu.
Vitamin K có trong tiết lợn có tác dụng thúc đẩy máu đông, cầm máu tốt. Giảm tình trạng băng huyết ở bà bầu.

Tiết chứa vitamin K giúp cầm máu
Tiết chứa vitamin K giúp cầm máu

Phòng bệnh, chống ung thư:
Trong thời gian bầu bí, cơ thể người mẹ dồn toàn lực vào việc nuôi dưỡng thai nhi, bởi vậy hệ miễn dịch của mẹ không tốt như bình thường. Đây chính là cơ hội để các tế bào ung thư sản sinh và phát triển. Tiết lợn chứa khá nhiều các nguyên tố vi lượng. Những nguyên tố này phần nào ngăn ngừa sự sản sinh của các tế bào ung thư ác tính ở bà bầu.

Tiết cũng là món ăn giúp phòng ngừa ung thư
Tiết cũng là món ăn giúp phòng ngừa ung thư

Trong tiết lợn có một chất gọi là wound hormone, chất này sẽ tiêu diệt hoặc làm suy giảm các tế bào có hại với cơ thể. Đồng thời tổ chức lại hoạt động cho các mô bị tổn thương, giúp nhóm tế bào này hồi phục lại các chức năng ban đầu.

Chống lão hóa, cải thiện trí nhớ.

Tiết luộc có khả năng cải thiện trí nhớ
Tiết luộc có khả năng cải thiện trí nhớ

Trong thời kì thai nghén, rất nhiều bà bầu luôn ở trạng thái quên quên nhớ nhớ, hơn nữa các mẹ cũng rất dễ stress trong giai đoạn này. Có rất nhiều thực phẩm cũng như các phương pháp giúp mẹ bầu cải thiện trí nhớ mà không ảnh hưởng tới thai nhi, tiết lợn là một trong những thực phẩm như thế.
Tiết lợn giàu photpholipid, giúp làm tăng acetyl cholin, khiến cho các tế bào thần kinh liên kết nhanh chóng và chặt chẽ hơn, làm giảm tình trạng trí nhớ kém ở bà bầu.

Khử trùng đường ruột.

Tiết lợn giúp ngăn chặn phản ứng của hạt kim loại
Tiết lợn giúp ngăn chặn phản ứng của hạt kim loại

Y học hiện đại cũng phát hiện ra rằng lượng protein trong tiết lợn sau khi được acid trong dạ dày phân giải sẽ tạo ra một hoạt chất có khả năng khử trùng đường ruột. Chất này sau khi đi vào cơ thể sẽ gây ức chế các phản ứng sinh hóa của các hạt kim loại, bài tiết những vật chất gây hại này ra ngoài cơ thể.

Bà bầu có được ăn tiết luộc không? Nguy cơ từ tiết luộc tới cơ thể mẹ bầu.

Bởi vì cơ thể người mẹ mẫn cảm hơn rất nhiều so với người bình thường, chỉ một chút kích ứng cũng có thể gây ra những tác động không thể ngờ tới cả mẹ và bé. Trong tiết lợn có một số loại vi khuẩn, giun,... rất nguy hiểm. Khi người mẹ lỡ ăn phải các món ăn từ tiết (đặc biệt là tiết sống: tiết canh) thì rất dễ bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả mẹ và con.

Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ

Lưu ý bị nhiễm khuẩn nếu ăn phải tiết bẩn, không vệ sinh
Lưu ý bị nhiễm khuẩn nếu ăn phải tiết bẩn, không vệ sinh

Trong tiết lợn có chứa nhiều liên cầu khuẩn lợn (Streptococcus). Loại cầu khuẩn này có thể gây ra tình trạng sốt cao, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi toàn thân, nhất là tiết lợn chưa được nấu chín thì nguy cơ mắc phải loại khuẩn này càng cao.

Nhiễm giun xoắn

Bà bầu có được ăn tiết luộc không? Bà bầu ăn phải tiết lợn chưa nấu chín kỹ, tiết lợn sống (tiết canh), có thể nhiễm ấu trung giun xoắn. Ban đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau nhức cơ, phù nề, khó thở,... các triệu chứng này rất dễ bị bỏ qua bởi mẹ bầu thường nghĩ rằng chúng là những tác động do mang một thân hình nặng nề.

Rối loạn tâm thần, nguy cơ bị liệt, mù mắt.

Trong tiết lợn có thể chứa một loại ấu trùng sán gạo lợn. Đây là một bệnh mãn tính, tùy theo vị trí của các u nang sán gạo lợn mà chúng sẽ gây ra các hậu quả khác nhau.
Ví dụ: nếu u nang sán ở trong não, mẹ bầu có thể bị rối loạn tâm thần, áp lực sọ não tăng, suy nhược trí năng. U nang sán ở vùng mắt gây viêm kết mạc, giác mạc,... để lâu dẫn tới mù lòa.

Tiết lợn là một món ăn ngon cho bà bầu nhưng cũng tiềm tàng những nguy cơ to lớn. Bà bầu nếu ăn tiết luộc thì nên mua tiết lợn do nhà nuôi, bởi lợn nuôi công nghiệp được tiêm rất nhiều hormone tăng trưởng, ...Trước khi ăn nên nấu thật kỹ, cũng không nên dùng tiết luộc quá thường xuyên. Tuyệt đối không ăn các món tiết được chế biến ở ngoài, bởi chúng không được kiểm soát về nguồn gốc cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm ở các hàng quán này không đảm bảo.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích phần nào cho mẹ bầu. Chúc mẹ bầu có một thai kì an toàn và khỏe mạnh với bé cưng.

Mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc về bài viết "bà bầu có được ăn tiết luộc không" xin vui lòng để lại bình luận dưới bài viết.

Châu Cherry
Tác giả Châu Cherry Nhân viên
Châu Cherry là một tác giả chuyên viết về an toàn thực phẩm. Với 8 năm kinh nghiệm là chuyên viên quản lý an toàn thực phẩm, cô ấy có kiến thức chuyên ...
Bài viết trước Bà bầu có nên ăn mãng cầu? Tác động của mãng cầu tới bà bầu.

Bà bầu có nên ăn mãng cầu? Tác động của mãng cầu tới bà bầu.

Bài viết tiếp theo

Samsung Galaxy S24 FE và Tiềm Năng của Công Nghệ 5G: Đột Phá Cho Tương Lai Kết Nối

Samsung Galaxy S24 FE và Tiềm Năng của Công Nghệ 5G: Đột Phá Cho Tương Lai Kết Nối

Bài viết liên quan

Thông báo