Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn? Ăn thế nào để bé phát triển tốt

Châu Cherry Tác giả Châu Cherry 19/07/2024 11 phút đọc

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Ăn thế nào để bé phát triển tốt? Rất nhiều bà bầu đều có chung một câu hỏi như trên. Hãy cùng Ăn ngon 3 miền tìm hiểu thực hư nhé!

Trứng vịt lộn từ lâu đã là món ăn được nhiều người ưa thích và nổi tiếng là thực phẩm vô cùng giàu chất dinh dưỡng, thường xuyên được sử dụng để bổ sung chất dinh dưỡng cho người già, người bị suy nhược hoặc sức khỏe kém. Nhưng đối với bà bầu thì trứng vịt lộn có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?
Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn? Dinh dưỡng từ trứng vịt lộn

Trong một quả trứng vịt lộn chứa khoảng 182 kcal năng lượng, 13.6g protein, 12.4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol…Không những thế, hàm lượng vitamin A, B, C… trong trứng cũng chứa rất nhiều. Riêng lượng sắt trong trứng vịt lộn nhiều hơn trong trứng gà rất nhiều. Vì vậy, trứng vịt lộn là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe mọi người.

Lợi ích và tác hại của trứng vịt lộn đối với bà bầu

Trứng vịt lộn là một món ăn dinh dưỡng, mẹ bầu hoàn toàn có thể thêm vào thực đơn ăn uống khi mang thai của mình. Tuy nhiên, không phải vậy mà bạn được lạm dụng trứng vịt lộn quá mức. Vậy bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Nếu ăn quá nhiều sẽ có ảnh hưởng thế nào tới thai nhi?

Ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu dẫn đến thừa cân, béo phì và mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường cho các bà bầu. Ngoài ra, lượng vitamin A trong trứng vịt lộn cũng khá cao. Ăn thường xuyên sẽ gây dư thừa vitamin A, điều này rất nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn luộc đúng bữa, đúng lượng sẽ rất bổ dưỡng
Bà bầu ăn trứng vịt lộn luộc đúng bữa, đúng lượng sẽ rất bổ dưỡng

Dư thừa protein sẽ dễ gây mất nước, rối loạn điện giải, táo bón, nhiễm độc thai nghén, lão hóa sớm, suy thận,…

Dư thừa vitamin A dẫn đến ngộ độc, ảnh hưởng đến chức năng của gan, dễ gây tiêu chảy, làm bà bầu mất ngủ, có nguy cơ bị loãng xương, thường xuyên chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, tăng nguy cơ dị tật thai nhi,…

Dư thừa cholesterol sẽ dẫn đến huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường, thừa cân,…

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn nhiều không? Ăn bao nhiêu thì đủ?

Do trứng vịt lộn chứa hàm lượng dinh dưỡng rất lớn nên nếu ăn nhiều rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bà bầu chỉ nên ăn 2 quả/tuần và không dược ăn cùng lúc đâu nhé!

Cũng theo chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bà bầu không nên ăn trứng vịt lộn vào đầu thai kỳ và cuối thai kỳ. Vì trong 2 giai đoạn này, lượng dinh dưỡng từ trứng vịt lộn là không cần thiết.

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm xanh và các loại thực phẩm làm tăng cường thể trạng, tránh mệt mỏi nhiều hơn. Tốt nhất, các bạn chỉ nên sử dụng trứng vịt lộn ở giai đoạn giữa thai kỳ - giai đoạn cần nạp nhiều chất dinh dưỡng nhất mà thôi.

Những lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn ngải cứu?

Trong giai đoạn mang thai, bà bầu không nên ăn trứng vịt lộn ngải cứu trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ vì trong ngải cứu có những chất liên quan tới sự co bóp của tử cung. Nếu sử dụng bạn sẽ rất dễ bị sảy thai.

Những bà bầu đã có tiền sử sảy thai cũng không nên ăn món trứng vịt lộn ngải cứu này. Tuy nhiên, nếu không mắc vào 2 trường hợp trên thì bạn vẫn có thể yên tâm sử dụng nhưng với chỉ định cho phép của bác sĩ.

Bạn chỉ nên sử dụng từ 3-5 ngọn ngải cứu mỗi lần ăn và không nên ăn quá 3 lần/tuần mà thôi.

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối?

Vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong trứng vịt lộn khá cao nên ăn trứng vào chiều tối sẽ gây khó chịu, đầy bụng cho bà bầu. Tốt nhất, bà bầu nên ăn vào buổi sáng để cung cung cấp chất dinh dưỡng cho cả ngày nha.

Bà bầu không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối trước khi đi ngủ nhé
Bà bầu không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối trước khi đi ngủ nhé

Hạn chế ăn rau răm, gừng

Ăn trứng vịt lộn thường không thể thiếu món rau răm trong bữa ăn. Nhưng nên nhớ rằng, rau răm có thể gây sảy thai, gừng sẽ làm lạnh bụng. Chính vì vậy, nếu các bạn có ăn thì chỉ nên dùng 1-2 miếng cho có thêm gia vị chứ đừng nên ăn nhiều nhé. Hơn nữa, khi mang bầu, các bà bầu cần chú ý không nên ăn đồ mặn nhiều, như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Khi ăn trứng vịt lộn, các bà bầu cần lưu ý rằng không nên ăn cùng lúc các loại thực phẩm chứa vitamin A hay các loại thuốc bổ sung vitamin… vì trong trứng đã chứa hàm lượng vitamin A rất lớn, nếu bổ sung thêm sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa, như vậy sẽ không tốt một chút nào.

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn nếu mắc các bệnh huyết áp hay không? Câu trả lời là không nhé! Những mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ hoặc mắc các chứng bệnh huyết áp, các bệnh liên quan đến tim mạch thì phải cân nhắc thật kỹ trước khi ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol tăng cao nhé.

Tiếp theo, để đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như an toàn khi ăn trứng, bạn cần lựa chọn những quả trứng tươi ngon. Khi trứng được mang về cần rửa sạch và nấu chín kỹ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trên đây là một số công dụng cũng như lưu ý khi bà bầu sử dụng trứng vịt lộn. Nên nhớ rằng, trứng vịt lộn rất tốt nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai nhi. Ăn đúng và đủ sẽ mang lại cho bạn hiệu quả cao nhất. Chúc các bà bầu chăm sóc thai nhi an toàn và khỏe mạnh.

Mọi thắc mắc cũng như ý kiến đóng góp của bạn về bài viết "Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không" xin vui lòng để lại dưới bình luận.

Châu Cherry
Tác giả Châu Cherry Nhân viên
Châu Cherry là một tác giả chuyên viết về an toàn thực phẩm. Với 8 năm kinh nghiệm là chuyên viên quản lý an toàn thực phẩm, cô ấy có kiến thức chuyên ...
Bài viết trước 15+ các loại quả tốt cho bà bầu - thai nhi phát triển toàn diện

15+ các loại quả tốt cho bà bầu - thai nhi phát triển toàn diện

Bài viết tiếp theo

Samsung Galaxy S24 FE và Tiềm Năng của Công Nghệ 5G: Đột Phá Cho Tương Lai Kết Nối

Samsung Galaxy S24 FE và Tiềm Năng của Công Nghệ 5G: Đột Phá Cho Tương Lai Kết Nối

Bài viết liên quan

Thông báo