Mách bạn sinh mổ nên ăn gì để nhanh có sữa, nhanh liền sẹo
Sau sinh mổ nên ăn gì có lẽ là câu hỏi khá nhiều mẹ gặp phải, đặc biệt là những mẹ lần đầu vượt cạn bằng phương pháp sinh mổ. Bài viết sau sẽ chia sẻ đến mẹ những thông tin bổ ích giúp mẹ giải đáp được thắc mắc sinh mổ nên ăn gì và kèm theo đó là thực đơn những món ăn bổ dưỡng phụ nữ sau sinh nên sử dụng để cơ thể nhanh hồi phục nhất.
Sau sinh mổ nên ăn gì: Các loại thực phẩm phụ nữ sau sinh nên bổ sung
Để các mẹ sau khi sinh mổ có thể hồi phục cơ thể nhanh nhất, sữa về đủ cho bé bú, vết mổ để lại sẹo ít nhất có thể, hãy lưu ý bổ sung những loại thực phẩm sau vào trong thực đơn của các mẹ:
Các loại thịt đỏ giàu đạm, sắt
Các thực phẩm này không thể thiếu trong thực đơn cho mẹ sau sinh mổ v ì đây là những thực phẩm giàu đạm, sắt. Nó sẽ hỗ trợ sản sinh lượng máu co thể bị mất trong khi mổ đẻ. Đồng thời, chúng còn giúp các mẹ phục hồi năng lượng và đẩy nhanh việc lành vết khâu do phương pháp sinh mổ để lại. Vì vậy nếu các mẹ đang phân vân không biết sinh mổ nên ăn gì thì đây là một loại thực phẩm không thể bỏ qua.
Trái cây tươi và rau củ:
Sau sinh, các mẹ thường không thể vận động do vết mổ rất đau, nếu có thì vận động rất ít vào ngày đầu sau khi mổ bằng cách đi lại và sau đó thì hạn chế vận động tối đa. Trong khi đó, các mẹ sau khi sinh lại ăn khá nhiều đồ ăn giàu chất dinh dưỡng. Điều này khiến khá nhiều mẹ sau khi sinh mắc phải chứng táo bón. Khi đó việc thêm rau củ quả tươi vào thực đơn ăn uống hàng ngày dành cho các mẹ thực sự rất cần thiết.
Vì vậy khi tìm đáp án cho câu hỏi "sinh mổ nên ăn gì?" thì trái cây và rau củ là những thực phẩm các mẹ không nên bỏ qua. Một số loại trái cây tiêu biểu có thể kể đến như:
- Trái cây nhiều vitamin C: Cam, dưa hấu, đu đủ, dâu tây, bưởi, xoài, cà chua, việt quất, lựu…
- Trái cây nhiều sắt: Sung, táo tàu, đào, mơ, nho khô, dâu, táo,…
- Trái cây giàu năng lượng: Quả chuối, bơ, dừa, xoài, sung,…
- Trái cây gọi sữa về: Đu đủ xanh, cam quýt, chuối tiêu, táo tàu, nhãn, mãng cầu (na), sung, vú sữa,…
Một số loại rau xanh có tính mát mẹ nên sử dụng sau khi sinh mổ có thể kể đến như rau ngót, mồng tơi,…
Ngoài những loại thực phẩm mà phụ nữ sau sinh mổ nên sử dụng kể trên, hàng ngày các mẹ cần uống nước thường xuyên, cần cung cấp đủ 1,5 - 2 lít nước để đảm bảo kích thích sự tiết sữa, bé có đủ sữa bú và đồng thời hạn chế tình trạng viêm đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh.
Sinh mổ nên ăn gì: Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1:
- Thịt bò xào nấm:
- Rau ngót nấu thịt băm
- Cơm trắng:
- Tráng miệng: Vú sữa.
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 2:
- Khổ qua nhồi thịt:
- Móng giò hầm đu đủ
- Cơm trắng.
- Tráng miệng: Chuối tiêu và sữa chua.
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 3:
- Tôm rang.
- Rau bí xào tỏi:
- Nước canh rau cải ngồng luộc.
- Cơm trắng
- Tráng miệng: Táo
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 4:
- Sườn rim chua ngọt:
- Cơm trắng
- Tráng miệng: Dưa hấu
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 5:
- Thịt kho củ cải
- Canh bầu nấu mọc
- Rau lang luộc
- Cơm trắng
- Tráng miệng: Bơ
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 6:
- Món thịt kho nghệ
- Rau cải xào thịt
- Củ cải trắng luộc
- Cơm trắng
- Tráng miệng: Chuối
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 7:
- Chả lá lốt
- Rau mồng tơi nấu thịt
- Cơm trắng
- Tráng miệng: Xoài.
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 8:
- Bắp cải luộc
- Thịt lợn xào dừa:
- Cơm trắng.
- Tráng miệng: Na
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 9:
- Đỗ luộc
- Thịt bê xào măng trúc:
- Cơm trắng.
- Tráng miệng: Mãng cầu.
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 10:
- Rau cải ngồng luộc.
- Ruốc heo
- Canh móng giò hầm lạc:
- Tráng miệng: Cam
Trên đây là tổng hợp 10 thực đơn các món ăn tốt cho phụ nữ sau sinh mổ mà các mẹ nên tham khảo vào chế độ dinh dưỡng của mình mà chúng tôi muốn chia sẻ trong bài viết "Sinh mổ nên ăn gì". Sau đây là cách nấu một số món ăn kể trên mà mẹ có thể tham khảo.
Cách nấu các món ăn cho bà đẻ sau sinh bổ dưỡng
Thịt bò xào nấm
Nguyên liệu: dầu hào, hành khô, dầu ăn, gia vị, mướp, nấm.
Các bước thực hiện:
Bước 1 : Sơ chế:
- Thịt bò rửa sạch, thái mỏng.
- Hành bóc vỏ, băm nhỏ
- Nấm rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
Bước 2 : Ướp hỗ hợp thịt bò, hạt nêm, dầu hào trong 20 phút.
Bước 3 : Đun nóng dầu rồi cho thịt bò vừa ướp vào đảo đều cho chín. Sau đó cho nấm vào đảo cùng.
Bước 4 : Nấm mềm thì cho khoảng 100ml nước vào đun sôi. Nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Rau ngót nấu thịt băm:
Nguyên liệu: Rau ngót, thịt nạc thăn heo bằm, gia vị: hạt nêm, bột canh, nước mắm, bột ngọt.
Các bước thực hiện:
Bước 1 : Rau ngót tuốt bỏ cọng rửa thật sạch sau đó vò nhẹ cho hơi nát lá.
Bước 2 : Thịt heo xay rồi ướp cùng 1 muỗng cà phê hạt nêm.
Bước 3 : Cho vào nồi dầu ăn rồi vào phi thơm hành tím, đổ hộn hợp thịt vào trong nồi, đảo qua rồi sau đó, cho nốt rau ngót vò nát vào.
Bước 4 : Đổ nước vào, nước sủi thì tắt bếp, múc ra bát.
Khổ qua nhồi thịt:
Nguyên liệu: Khổ qua, thịt lợn thăn, nấm mèo, miến, trứng vịt, nấm rơm, hành khô, tỏi, dầu ăn, hành lá, gia vị: muối, bột ngọt, đường, tiêu xay
Các bước thực hiện:
Bước 1 : Cắt hai đầu khổ qua, rạch một dường dài trên thân, tách nhẹ thân trái ngay đường rạch, nạo lấy hết phần hạt ra.
Ngâm khổ qua với nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Xả sạch để ráo.
Bước 2: Hành rửa sạch, tách riêng phần gốc trắng và lá. Trần qua.
Ngâm nấm mèo (mộc nhĩ) với nước ấm khoảng 5 phút. Khi nở, cắt bỏ gốc, thái nhỏ.
Bước 3 : Thịt lợn thăn rửa sạch thái mỏng.
Bóc vỏ hành tím, tỏi, đập dập.
Gọt phần gốc già của nấm rơm. Rửa sạch, để ráo.
Bước 4 : Cho thịt thăn, tỏi, hành tím, tiêu xanh, bột ngọt, ít muối xay nhuyễn.
Trộn thêm trứng vịt, nấm mèo vào khi đã xay xong.
Bước 5 : Đun sôi khoảng 2 lít nước lọc, luộc khổ qua khoảng 2 phút, vớt khổ qua vào tô nước đá lạnh chuẩn bị sẵn.
Khi nguội, nhồi hỗn hợp nhân vào ruột trái. Dùng lá hành cột lại.
Bước 6 : Tiếp tục đun sôi 2 lít nước vừa rồi, cho khổ qua và nấm vào. Khi nước dùng sôi lần nữa, vặn lửa nhỏ. Hầm khoảng 1-2 tiếng cho đến khi khổ qua mềm hẳn.
Móng giò hầm đu đủ
Nguyên liệu: móng giò, đu đủ xanh, hành lá, mùi, gia vị.
Các bước thực hiện:
Bước 1 : Móng giò heo cạo sạch lông, chặt khúc nhỏ vừa ăn.
Đu đủ sau khi gọt vỏ và bỏ hạt bạn ngâm trong thời gian khoảng 15 phút với nước muối pha loãng cho sạch nhựa.
Cắt khúc đu đủ khoảng 2-3 cm, tương tự như cắt bí nấu
Bước 2 :
Cho chân giò vào nồi ninh cho chín. Sau đó cho đủ vào tiếp tục ninh.
Cuối cùng cho hành lá và mùi vào.
Rau bí xào tỏi:
Nguyên liệu: Rau bí, tỏi, gia vị: dầu ăn, dầu hào, xì dầu, tỏi, ớt
Các bước thực hiện:
Bước 1 : Tước rau bí, bóc tỏi, đập dập.
Bước 2 : Ngâm rau trong nước muối khoảng 15 phút, để loại bỏ bụi đất bám vào đồng thời cũng là một lần làm sạch rau. Sau đó vớt ra để ráo rồi vò nát.
Bước 3 : Xào rau:
Cho dầu ăn vào nồi, phi thơm.’
Đổ rau vào đảo đều. Nêm nếm gia vị vừa vặn.
Sườn rim chua ngọt:
Nguyên liệu: Sườn lợn, hành khô, hành lá dấm, gia vị: tương cà, tiêu, bột nêm, 3 thìa đường, nước mắm, muối và dầu ăn.
Các bước thực hiện:
Bước 1 : Sườn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, cho nước vào nồi đun sôi. Sau đó cho sườn vào chần sơ qua rồi vớt ra để ráo nước.
Bước 2 : Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ, hành lá thái nhỏ.
4 thìa dấm, 2 thìa tương cà, một chút tiêu, chút bột nêm, 3 thìa đường, 2 thìa nước mắm bạn cho vào bát và khuấy đều cho hòa tan.
Bước 3 : Đặt chảo lên bếp cùng với vài thìa dầu ăn, rán sườn cho đén khi vàng.
Bước 4 : Phi thơm hành khô sau đó đổ bát nước sốt đã pha sẵn, nấu sôi, trút tất cả sườn vào đảo đều.
Tiếp theo bạn thêm một ít nước vào, xào cho sườn chín mềm, rắc thêm hành lá và tắt bếp.
Thịt kho củ cải
Nguyên liệu: củ cải trắng, hành khô, thị lợn, gia vị: tiêu, đường, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn.
Các bước thực hiện:
Bước 1 : Thịt ba chỉ rửa sạch với muối loãng.
Sau đó để ráo, đem ướp với 1 muỗng cà phê mắm, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 /2 muỗng cà phê tiêu và hành khô thái mỏng.
Bước 2: Củ cải gọt sạch vỏ, đem cắt thành các khúc chừng 2cm. Đem củ cải xóc với chút muối.
Bước 3: Cho 1 muỗng canh dầu ăn và đường lên bếp nấu, đến khi đường chuyển thành màu cánh váng.
Bước 4: Cho hành khô đảo cho thơm. Đổ thịt đã ướp ở trên vào xào cho săn miếng thịt.
Bước 5 : Cho củ cải vào chảo thịt đã xào săn. Trộn thịt và củ cải lẫn với nhau.
Bước 6 : Nấu nhỏ lửa, cho thêm ít nước để phần nước vừa ngập phần thịt và củ cải, nêm gia vị vừa ăn.
Canh bầu nấu mọc:
Nguyên liệu: Bầu, mọc, hành lá, mùi tàu, gia vị: bột nêm, đường, muối,…
Các bước thực hiện:
Bước 1 : Bầu bào vỏ rửa sạch, thái theo ý muốn, mùi tàu thái nhỏ.
Bước 2 : Trộn đều mọc với gia vị, mùi tàu.
Múc từng viên mọc vào nồi nước sôi đun sẵn.
Nêm bột nêm, muối, đường vừa ăn. Đợi nước sôi tiếp thì lại cho bầu vào, khi chín cho hành ngò, tiêu.
Món thịt kho nghệ:
Nguyên liệu: Thịt thăn của lợn, 1 nhánh nghệ, giềng, hành khô, gia vị: hạt nêm, muối, cùng với hạt tiêu.
Các bước thực hiện:
Bước 1 : Thịt rửa sạch cắt miếng vừa ăn, giềng, nghệ thì cạo sạch vỏ rồi giã nát hoặc thái lát nhỏ.
Bước 2 : Cho hết thịt lợn đã được sơ chế vào một bát to ướp cùng với đường, hành khô và hạt nêm, ướp trong khoảng 30 phút.
Sau đó, bạn cho nồi lên bếp đổ vào đó 1 ít dầu ăn chờ dầu sôi thì chút hết thịt vào, không để lửa to.
Đảo đều cho đến khi thấy miếng thịt săn lại thì cho thêm nghệ và giềng vào nồi, dùng đũa đảo đều tay. Vặn lửa nhỏ, đậy vung lại rồi kho lim rim tầm 10 - 15 phút.
Nêm nếm gia vị cho vừa ăn đảo tới khi nào thấy thịt khô lại hơi xém cạnh một chút thì tắt bếp.
Rau cải xào thịt:
Nguyên liệu: Thịt lợn nạc, dầu ăn, rau cải ngọt, hành lá, hành củ, rau mùi, gia vị: nước mắm và bột ngọt.
Các bước thực hiện:
Bước 1 : Thịt lợn rửa sạch, thái mỏng.
Hành khô bóc vỏ băm nhỏ và cho vào ướp thịt và mắm, ướp khoảng 15 phút cho thịt ngấm
Bước 2 : Rau cải: nhặt bỏ lá già, rửa sạch, thái thành khúc hoảnh 3- 4 cm
Bước 3 : Bắc chảo lên bếp, đun sôi mỡ, cho hành vào phi thơm
Đổ thịt đã ướp vào xào cho đến khi thịt săn lại thì bắc và đổ ra đĩa
Bước 4 : Cho dầu ăn và hành khô phi thơm, đổ rau xào.
Khi gần chín cho thịt vào. Nêm vị vừa ăn rồi cho hành lá vào. Tắt bếp.
Chả lá lốt:
Nguyên liệu: lá lốt, thịt lợn, hành khô, hành lá, gia vị: bột canh, mì chính, hạt tiêu
Các bước thực hiện:
Bước 1 : Thịt lợn băm nhỏ, hành khô bóc vỏ, băm nhỏ, hành lá rửa sạch thái nhỏ.
Bước 2 : Cho tất cả hành cùng một chút mì chính, bột canh, hạt tiêu vào phần thịt đã băm, trộn thật đều, để thịt ngấm gia vị trong vòng 10 phút.
Bước 3 : Cuốn chả lá lốt:
Úp mặt trước của lá xuống mặt thớt, sau đó cho thịt vào trên mặt sau của lá.
Mỗi lần lấy vừa phải tránh lồi nhân ra ngoài.
Bước 4 : Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun cho đến khi dầu nóng, sau đó cho lần lượt từng miếng chả vào rán, rán đều từng mặt đến khi chả chín.
Rau mồng tơi nấu thịt:
Nguyên liệu: rau mồng tơi, thịt nạc xay, gia vị: muối, bột ngọt, bột nêm, dầu ăn.
Các bước thực hiện:
Bước 1 : Ướp thịt với một 1 muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột nêm, ¼ muỗng cà phê bột ngọt từ 10- 15 phút để thịt ngấm gia vị.
Bước 2 : Mồng tơi lặt lấy lá và ngọn non, rửa sạch.
Bước 3 : Cho nước lạnh đun sôi. Sau đó đổ hỗn hợp thịt vào.
Đợi 3 đế 5 phút cho thịt chín thì cho mồng tơi vào.
Chờ sôi lại rồi nêm nếm thêm cho vừa.
Thịt lợn xào dừa:
Nguyên liệu: thịt chân giò, dừa, gia vị: mắm, bột ngọt, đường, nước dừa tươi.
Các bước thực hiện:
Bước 1 : Thịt rửa sạch, thái miếng con chì vừa ăn, dừa rửa sạch thái miếng nhỏ.
Bước 2 : Cho ít đường vào nồi đun tới khi có màu vàng. Sau đó cho vào một bát con nước dừa.
Bước 3 : Rang qua thịt cho gần chín rồi đổ vào nước dừa đun với đường.
Đun đến gần cạn nước thì cho dừa vào.
Thịt bê xào măng trúc:
Nguyên liệu: Thịt bê, măng trúc đã lột vỏ, gia vị: dầu hào, hạt nêm, bột canh, tiêu, bột ngọt, hành, răm, thì là, tỏi, đầu gừng
Cac bước thực hiện:
Bước 1 : Bê thái mỏng ướp với 1 thìa tỏi băm, bột canh, 1 thìa canh dầu hào, tiêu, 1 nhánh gừng băm để 30 phút cho thấm gia vị.
Bước 2 : Hành, răm, thì là rửa sạch thái khúc.
Bước 3 : Măng trúc đã lột vỏ thái mỏng.
Nếu không có măng tươi bạn có thể mua loại đóng túi trong siêu thị.
Đặt nồi lên bếp, cho tỏi băm vào phi thơm rồi cho măng vào đảo đều. Cho 1 thìa hạt nêm vào. Khi măng chín đổ ra đĩa.
Bước 4 : Cho đầu ăn vào chảo rồi cho tỏi băm vào phi thơm.
Sau đó, cho bê vào đảo tái rồi cho măng đã xào vào đảo đều.
Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Canh móng giò hầm lạc:
Nguyên liệu: Chân giò, lạc, gừng, gia vị: bột ngọt, nước mắm.
Các bước thực hiện:
Bước 1 : Sơ chế:
- Ngâm lạc với nước khoảng 30 phút sau đó vớt ra rổ và rửa lại thật sạch một lần nữa.
- Gừng bạn cạo qua lớp vỏ, rửa với nước sau đó dùng dao thái lát.
- Chân giò chặt thành khúc vừa ăn, trần qua nước sôi khoảng 2 phút.
Bước 2: Đầu tiên, cho nồi lên bếp và một ít dầu ăn. Khi dầu nóng thì bạn cho chân giò, lạc, nước mắm, bột ngọt, gừng vào nồi , đảo đều lên. Sau đó đổ thêm nước vào nồi và đun sôi. Khi nồi sôi lên thì bạn đun với lửa nhỏ. Bạn đun khoảng tầm 35-40 phút cho chân giò chín. Tắt bếp.
Một số lưu ý cho các mẹ sau sinh mổ:
Sau khi biết được sinh mổ nên ăn gì, mẹ cần ghi nhớ một vài điều sau khi tiến hành ăn uống.
- Ăn chay trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 giờ:
Nguyên nhân là do trong quá trình thực hiện phẫu thuật, hoạt động của ruột, dạ dày bị giảm xuống do bị tác động từ bên ngoài. Chính vì thế, trong 6 -8 giờ sau sinh mà mẹ chưa xì hơi được thì sẽ không được ăn uống gì.
Tuy nhiên, nếu quá đói thì người nhà có thể cho ăn các món súp, cháo hầm chay để đường ruột tiêu hóa dễ dàng. Sản phụ cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều một lúc hoặc sử dụng thực phẩm khó tiêu dễ gây đầy hơi, táo bón khiến chị em thêm khó chịu và đau đớn.
- Ăn lượng nhỏ để dễ tiêu trong 1 tuần đầu:
Như đã nói ở trên, cơ thể mẹ sau sinh rất khó tiêu. Thế nên chỉ nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh đồ ăn có dầu mỡ.
Khoảng đến 3 - 4 ngày tiếp theo sau sinh, sản phụ chỉ nên ăn nhẹ nhàng từng bữa, không nên ăn quá nhiều đặc biệt là uống nhiều canh.
Sau 1 tuần sinh mổ chị em có thể ăn uống trở lại bình thường, nhiều chị em lấy lại cảm giác ăn uống nên có thể bổ sung các món mặn như thịt bò, thịt bê, rau tươi, trứng,… thường xuyên trong thực đơn hàng ngày.
Với bài viết chia sẻ về những loại thực phẩm sau sinh mổ nên ăn gì cũng như thực đơn những món ăn bổ dưỡng cho mẹ đẻ bằng phương pháp sinh mổ, Anngon3mien mong rằng các mẹ sẽ có thời gian ở cữ thành thông, luôn khỏe mạnh để có thể chăm sóc bé tốt nhất.