Bà bầu có nên ăn mít không? Nên ăn lúc nào và bao nhiêu là đủ?

Châu Cherry Tác giả Châu Cherry 19/07/2024 10 phút đọc

Bà bầu có nên ăn mít hay không? Mít là loại quả có “ngoại hình” không bắt mắt, nhưng lại có giá trị dinh dưỡng vô cùng to lớn, đặc biệt là đối với các mẹ bầu. Và đây cũng là một trong số ít những loại trái cây có hàm lượng vitamin nhóm B khá cao, bao gồm vitamin B6, niacin, riboflavin, và axit folic cần thiết cho giai đoạn mang thai.

Bà bầu có nên ăn mít? Giá trị dinh dưỡng của mít

Mít giàu dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho mẹ bầu.
Mít giàu dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho mẹ bầu.

Là loại quả đặc trưng của mùa hè, mít có tính mát, vị ngọt, dễ ăn. Bên cạnh đó mít chứa nhiều vitamin, khoáng chất,... có lợi cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu kỹ hơn giá trị dinh dưỡng của loại quả này nhé!

Giàu vitamin C

  • Loại vitamin này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể người mẹ ngăn ngừa sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
  • Bà bầu sau sinh bổ sung nhiều vitamin C có khả năng hồi phục nhanh hơn

Hàm lượng chất xơ cao

  • Mít là nguồn cung cấp chất xơ khá hiệu quả cho mẹ bầu, bởi nó có thể đáp ứng tới 11% hàm lượng chất xơ cơ thể cần trong ngày.
  • Chất xơ giúp mẹ tiêu hóa tốt, giảm thiểu nguy cơ mắc táo bón, trĩ khi mang thai.
  • Đối với bà bầu mắc huyết áp cao, ăn mít giúp kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim và nguy cơ đột quỵ.

Giàu sắt

  • Cung cấp đầy đủ sắt trong suốt thai kì rất quan trọng. Giúp mẹ bầu tránh khỏi các nguy cơ tiền sản giật, sinh non, sảy thai,...
  • Thai nhi hấp thụ đầy đủ sắt sẽ phát triển toàn diện, giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh

Bà bầu có nên ăn mít không? Ăn mít thế nào mới "chuẩn"

Với tâm lý "ăn nhiều bổ nhiều", nhiều chị em trong thời gian mang bầu thường cung cấp quá nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Việc này hoàn toàn không tốt bởi chúng có thể mang tới các phản ứng ngược không mong muốn.

Mít cũng vậy, nhiều dinh dưỡng nhưng ăn nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thai kỳ.

Những lưu ý của mẹ bầu khi ăn mít
Những lưu ý của mẹ bầu khi ăn mít

Rối loạn tiêu hóa

Chất xơ vẫn luôn là "con dao hai lưỡi", bởi chúng vừa tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa, vừa gây ra các triệu chứng rối loạn nếu mẹ bầu lỡ ăn quá nhiều.

Trong giai đoạn đầu của thai kì, bà bầu có nên ăn mít? Lúc này cơ thể rất mẫn cảm, thường xuyên xảy ra các cơn ốm nghén, nạp quá nhiều mít sẽ khiến mẹ bầu khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi,...

Khó kiểm soát đường trong máu

Mẹ bầu có tiền sử, nguy cơ mắc hoặc bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn mít. Lượng glucose trong máu sẽ khó được kiểm soát nếu bà bầu ăn quá nhiều loại quả này.

Bà bầu béo phì, rối loạn đông máu hoặc dị ứng với mít tốt nhất hãy "tránh xa" mít cho tới hết thai kì nhé!

Mít xanh, mít non, mít sấy có tác dụng như mít chín không?

Mít chưa chín hoặc đã qua chế biến liệu có tốt cho mẹ bầu? Câu trả lời là có nhưng rất ít.

Bà bầu có nên ăn mít sấy?

Về bản chất mít sấy vẫn cung cấp năng lượng, chất bột đường. Tuy nhiên lượng vitamin có trong mít thì gần như biến mất hoàn toàn sau khi đã qua chế biến và bảo quản

Mít sấy có tốt cho bà bầu?
Mít sấy có tốt cho bà bầu?

Bà bầu có nên ăn mít non?

Mít non hay nhót mít, là món ăn rất được ưa thích.

Mít non chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, đặc biệt hàm lượng chất xơ rất dồi dào. Bà bầu không nên ăn quá nhiều mít loại này né!

Bà bầu ăn mít xanh được không?

Mít xanh chứa nhiều chất xơ, ngăn ngừa táo bón và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra mít xanh có chứa Kali, giúp cân bằng đường huyết, duy trì huyết áp ổn định.

Vậy bà bầu ăn mít như thế nào mới đúng?

3 tháng đầu thai kì

Đây là một trong những giai đoạn quan trọng nhất đối với thai nhi. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều, là bước đầu tạo nền tảng để bé phát triển sau này.

Ăn mít trong giai đoạn này bé hấp thu được tốt nhất. Acid folic trong mít giảm tỷ lệ mắc dị tật ống thần kinh.

3 tháng giữa thai kì

Tạm biệt những cơn ốm nghén, buồn nôn, cảm giác chán ăn,... giai đoạn này mẹ cần bắt đầu cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn cho bào thai.

Trong giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, em bé bắt đầu phát triển xương, các đặc điểm trên khuôn mặt, chân tay và đặc biệt não cũng phát triển ở thời kỳ cao điểm.

Ăn mít ở giai đoạn này không có tác dụng quá lớn, mẹ nên tập trung bổ sung canxi, photpho,... cho thai.

3 tháng cuối của thai kì

“Bé cưng” trong bụng mẹ lớn rất nhanh nên chế độ ăn cho bà bầu cần được đảm bảo đầy đủ và hợp lý nhất.

Các mẹ bầu cần cân bằng chất dinh dưỡng, không nên ăn quá nhiều một thứ mà phải ăn với mức độ dinh dưỡng an toàn để thai nhi có thể phát triển toàn diện.

Để tránh những hệ lụy của việc ăn quá nhiều mít, các mẹ hãy ăn một lượng mít vừa đủ (khoảng từ 80 – 100g) để có thể vừa an toàn cho mẹ cho con các nhé!

Bà bầu ăn mít thường xuyên có tốt không? Chắc hẳn mỗi một người trong chúng ta đều đã có câu trả lời rõ ràng nhất cho vấn đề này. Hy vọng những thông tin mà Ăn ngon 3 miền cung cấp sẽ giúp bạn có một thai kì khỏe mạnh, an toàn và hạnh phúc bên bé.

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc của bạn đọc về bài viết "Bà bầu có nên ăn mít không" xin vui lòng để lại dưới bình luận.

Châu Cherry
Tác giả Châu Cherry Nhân viên
Châu Cherry là một tác giả chuyên viết về an toàn thực phẩm. Với 8 năm kinh nghiệm là chuyên viên quản lý an toàn thực phẩm, cô ấy có kiến thức chuyên ...
Bài viết trước Bà bầu uống bia khi mang thai con có trắng không? Làm sao không?

Bà bầu uống bia khi mang thai con có trắng không? Làm sao không?

Bài viết tiếp theo

Samsung Galaxy S24 FE và Tiềm Năng của Công Nghệ 5G: Đột Phá Cho Tương Lai Kết Nối

Samsung Galaxy S24 FE và Tiềm Năng của Công Nghệ 5G: Đột Phá Cho Tương Lai Kết Nối

Bài viết liên quan

Thông báo