Bà bầu uống nước mía tốt hay không? Khi nào uống & uống bao nhiêu

Châu Cherry Tác giả Châu Cherry 19/07/2024 10 phút đọc

Giữa ngày hè nóng nực, bà bầu uống nước mía có được hay không? Mía là loại nước giải khát cực phổ biến, bên cạnh đó chúng còn chứa rất nhiều lợi chất đối với cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ khi mang thai cơ thể có rất nhiều thay đổi, thai nhi cũng rất yếu ớt, việc bổ sung một loại thực phẩm nào đó cần rất chú ý. Vậy mía có phải loại thực phẩm dành cho bà bầu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc mà mọi người đang quan tâm!

Nước mía - thức uống giải khát bổ dưỡng
Nước mía - thức uống giải khát bổ dưỡng

Bà bầu uống nước mía tốt hay không? Lợi ích khi uống nước mía

Trong nước mía, đường là thành phần dinh dưỡng chủ yếu. Cứ 100ml nước mía thì có 12g đường. Bên cạnh đó, nước mía còn chứa rất nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt… và các loại vitamin A, B, C rất có lợi cho sức khỏe của các bà bầu và sự phát triển của thai nhi.

Giúp da hồng hào, khỏe mạnh

Khi mang thai, da dẻ của chị em càng ngày càng xấu đi trông thấy. Đối với bà bầu, trong suốt quá trình mang thai, việc da trở nên chảy sệ, nám sạm là điều không thể tránh khỏi. Nhưng các bà bầu đừng lo, một cốc nước mía dịu ngọt sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo da xấu. Acid alpha hydroxyl có trong nước mía sẽ làm da trở nên hồng hào, sáng khỏe hơn đấy.

Giảm tình trạng ốm nghén

Vào 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, các bà bầu thường xuyên có biểu hiện buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi… Ở thời điểm như vậy, việc bổ sung nước mía thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái và hạn chế tình trạng buồn nôn do thai nghén.

Ngoài ra, uống nước mía còn giúp cơ thể bà bầu có thêm năng lượng mệt mỏi, chán ăn do thời tiết nóng bức gây ra.

Bà bầu uống nước mía có những lợi ích như nào?
Bà bầu uống nước mía có những lợi ích như nào?

Tăng cường sức đề kháng

Chất chống oxy hóa có trong nước mía sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt một cách hiệu quả.

Cải thiện tiêu hóa, chống táo bón

Hàm lượng kali có trong nước mía sẽ là cứu tinh của các bà bầu trong thời kỳ thai nghén vì nó có khả năng chống táo bón và cải thiện tiêu hóa cực tốt.

Khi nào bà bầu uống nước mía? Nên uống bao nhiêu?

Giai đoạn nào bà bầu nên uống nước mía? Lượng cung cấp bao nhiêu là đủ?
Giai đoạn nào bà bầu nên uống nước mía? Lượng cung cấp bao nhiêu là đủ?

3 tháng đầu thai kỳ

Trong giai đoạn này, các bà bầu thường xuyên gặp tình trạng buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, muốn ăn nhưng không ăn được… Đây là triệu chứng hết sức bình thường của thời kỳ thai nghén. Thật may, chỉ với 150ml nước mía, chia thành 2-3 lần uống trong ngày, sử dụng lượng nước mái như vậy trong 2-3 ngày liên tiếp là bạn có thể thảnh thơi mà không lo ốm nghén nữa rồi.

Trường hợp ốm nghén nặng hơn gây khó chịu cho các mẹ thì lời khuyên tốt nhất đó là pha thêm 5ml nước gừng tươi vào 150ml nước mía. Cách làm này sẽ làm giảm tình trạng buồn nôn đáng kể cho các bà mẹ đấy.

Nếu cơ thể mệt mỏi thì bạn có thể sử dụng 50ml nước mía/ngày cũng rất tốt trong việc cung cấp năng lượng và giảm mệt mỏi.

3 tháng giữa thai kỳ

Đây là lúc sức khỏe các mẹ ổn định nhất, vì vậy hãy tranh thủ thời gian để nạp thêm năng lượng, dinh dưỡng cần thiết để cả mẹ và thai nhi được khỏe mạnh.

Ở giai đoạn này việc bà bầu uống nước mía mỗi ngày nên giảm xuống bởi chúng chứa nhiều năng lượng. Uống nước mía quá nhiều tạo cả giác no, chán ăn.

Giai đoạn này nên sử dụng 150ml nước mía từ 2-3 lần/tuần, chia thành 2-3 lần uống trong ngày.

3 tháng cuối thai kỳ

Lúc này các bà bầu có thể uống nhiều nước mía hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi cũng như giúp cơ thể bớt mệt mỏi trong những ngày cuối kỳ.

Bổ sung khoảng 150-200ml nước mía mỗi lần, 2 lần/ngày, tháng cuối cùng có thể sử dụng nhiều hơn.

Những lưu ý khi mẹ bầu sử dụng nước mía

Mẹ bầu sử dụng nước mía cần lưu ý những gì?
Mẹ bầu sử dụng nước mía cần lưu ý những gì?

Chỉ uống đủ

Các bà bầu không nên sử dụng nước mía để uống thay nước lọc vì như vậy không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mà còn thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Không uống quá nhiều trong một lần

Nên chia nhỏ lượng nước mía cần bổ sung thành 2-3 lần và tránh uống một hơi dài một lần, như vậy bà bầu sẽ cảm thấy đầy hơi và no, sẽ không muốn ăn thêm thực phẩm khác nữa.

Tránh uống nước mía vào buổi sáng và tối

Uống nước mía vào buổi sáng và tối sẽ gây lạnh bụng, tạo cảm giác khó chịu cho các bà bầu.

Các bà bầu đi tăng cân quá nhanh, đã có biểu hiện của bệnh đái tháo đường thì không nên sử dụng nước mía.

Trên đây là một số thông tin giải đáp những băn khoăn mà mọi người thường đề cập đến đối với sức khỏe thai phụ. Các bà bầu có thể yên tâm sử dụng nước mía mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nếu như biết cách sử dụng thực phẩm an toàn nhé!

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc của bạn đọc về vấn đề "bà bầu uống nước mía nên hay không" xin vui lòng để lại dưới bình luận.

Châu Cherry
Tác giả Châu Cherry Nhân viên
Châu Cherry là một tác giả chuyên viết về an toàn thực phẩm. Với 8 năm kinh nghiệm là chuyên viên quản lý an toàn thực phẩm, cô ấy có kiến thức chuyên ...
Bài viết trước Bà bầu ăn sấu được không? Tác dụng tuyệt vời của sấu

Bà bầu ăn sấu được không? Tác dụng tuyệt vời của sấu

Bài viết tiếp theo

Samsung Galaxy S24 FE và Tiềm Năng của Công Nghệ 5G: Đột Phá Cho Tương Lai Kết Nối

Samsung Galaxy S24 FE và Tiềm Năng của Công Nghệ 5G: Đột Phá Cho Tương Lai Kết Nối

Bài viết liên quan

Thông báo