Bà bầu có nên ăn rau ngót không? Lúc nào thì ăn được rau ngót?

Châu Cherry Tác giả Châu Cherry 19/07/2024 9 phút đọc

Bà bầu có nên ăn rau ngót không, đây hẳn là nỗi băn khoăn của rất nhiều bà mẹ bởi có rất nhiều lời truyền miệng rằng rau ngót dẫn đến sảy thai, sinh non. Cùng Ăn ngon 3 miền tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé!

Mang thai đồng nghĩa với việc bà bầu phải rất cẩn thận trong mọi sinh hoạt hàng ngày, trong đó có chế độ dinh dưỡng, để có một sức khỏe tốt để nuôi dưỡng thai nhi. Một số thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao nhưng lại được khuyến cáo rằng không dùng cho bà bầu. Vậy rau ngót có phải một trong những số ấy không?

Bà bầu có nên ăn rau ngót không? Giá trị dinh dưỡng của rau ngót.

Rau ngót là 1 trong những loại rau chứa nhiều dinh dưỡng. Theo một số nghiên cứu: trong 100g rau ngót có chứa 5,3g đạm, 3,4g tinh bột, 169 mg canxi, 2,7mg sắt, 64,5mg Phốt pho, 6mcg Carotin, 185mg Vitamin C, 2,2g Vitamin PP, 100mcg Vitamin B1,400mcg Vitamin B2… Các chất này rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của bé.

Vitamin

Rau ngót rất giàu vitamin, vậy bà bầu có nên ăn rau ngót không?
Rau ngót rất giàu vitamin, vậy bà bầu có nên ăn rau ngót không?

 

Rau ngót rất giàu vitamin A và C, chúng có vai trò quan trọng trong sản xuất collagen (giúp da căng, khỏe), vận chuyển chất béo và điều chỉnh nồng độ cholesterol trong cơ thể. Vitamin A giúp bé phát triển thị giác, trong khi vitamin C có tác dụng lớn trong việc phục hồi sức khỏe của bà bầu sau sinh. Trong khi đó vitamin nhóm B lại có tác dụng rất lớn đối với sự hình thành và phát triển của thai kì.

Sắt

Bà bầu có nên ăn rau ngót để cung cấp thêm sắt cho cơ thể không?
Bà bầu có nên ăn rau ngót để cung cấp thêm sắt cho cơ thể không?

Khoáng chất này có vai trò tạo hemoglobin, vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Thiếu sắt trong giai đoạn mang bầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi. Lúc này thai rất dễ bị dị tật, đẻ non. Mẹ bầu thiếu máu có thể dẫn tới các trường hợp như sảy thai, băng huyết sau sinh,... Lượng sắt khá dồi dào trong rau ngót cũng là một nguồn thực phẩm bổ sung máu không tồi giúp mẹ.

Canxi, Photpho

Rau ngót có tác dụng đồng thời làm giảm tỷ lệ bị co cơ tiền sản giật ở người mẹ mang bầu
Rau ngót có tác dụng đồng thời làm giảm tỷ lệ bị co cơ tiền sản giật ở người mẹ mang bầu

Hai chất này đều được tìm thấy nhiều trong xương, tác dụng của chúng là giúp bà bầu chống đỡ được trọng lượng cơ thể nặng nề khi mang thai, đồng thời làm giảm tỷ lệ bị co cơ, chuột rút, tiền sản giật,... ở người mẹ.

Một số công dụng của rau ngót

Thanh nhiệt giải độc
Trong đông y, rau ngót là một vị thuốc có vị ngọt, tính bình, rất thích hợp khi chữa các bệnh ốm, sốt, ho,...

Ngăn ngừa táo bón, các bệnh đường tiêu hóa:
Bà bầu có nên ăn rau ngót? Chứa nhiều chất xơ, rau ngót có khả năng giảm nguy cơ táo bón, hay một số chứng bệnh hay gặp về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu,...

Giảm đau
Hoạt chất papaverin trong rau ngót có khả năng chống co thắt cơ trơn, làm giảm các triệu chứng đau thắt.

Hỗ trợ điều trị và ngăn chặn tiểu đường
Insulin có trong rau ngót rau khi đi vào cơ thể sẽ làm giảm khả năng hấp thụ đường trong thành ruột, từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

Bà bầu có nên ăn rau ngót không? Mặt trái của rau ngót đối với mẹ bầu.

Tuy rằng chưa có một nghiên cứu chính thức nào chứng minh ăn rau ngót có thể dẫn tới sảy thai, tuy nhiên lại có rất nhiều lời đồn đại về vấn đề này.
Một số cho rằng papaverin có trong rau ngót gây cơ thắt cơ trơn (trong khi tác dụng của hoạt chất này là chống co thắt cơ trơn), dẫn tới sảy thai. Thực tế, papaverin từng là một chất được dùng làm thuốc tránh sảy thai. Tuy nhiên cho tới nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được rõ ràng những tác động của chúng lên mẹ và thai nhi, nên chúng được khuyến cáo là không nên sử dụng trong suốt thai kì và sau khi sinh. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều các hoạt chất, các loại thuốc tránh sảy thai an toàn và hiệu quả hơn nhiều.

Bà bầu có nên ăn rau ngót không? Có thể ăn, tuy nhiên lượng rau ngót mà bà bầu có thể ăn mỗi ngày không nên vượt quá 30mg. Trong những tháng đầu thai nghén, bà bầu cũng nên hạn chế ăn nhiều rau ngót. Bởi lúc này cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi, lượng chất xơ dồi dào trong rau ngót có thể khiến mẹ bầu khó tiêu, đầy bụng.

Trước khi sinh, rau ngót có thể là một "cấm kị" đối với bà bầu, tuy nhiên sau khi sinh chúng có thể là một bài thuốc khá hiệu nghiệm chữa sót nhau.
Bà bầu sau sinh ăn rau ngót còn có thể tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi tốt hơn.

Có nên ăn rau ngót khi mang bầu không? Hẳn là mỗi bà bầu đều đã có câu trả lời của riêng mình rồi phải không. Rau ngót tính lành, chúng sẽ là một nguồn cung cấp dinh dưỡng, một món ăn ngon nếu mẹ bầu biết ăn bao nhiêu là đủ, ăn thời điểm nào là tốt. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bà bầu. Chúc mẹ và bé có một thai kì khỏe mạnh, an toàn và đầy yêu thương nhé!

Mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc về bài viết "bà bầu có nên ăn rau ngót không" xin vui lòng để lại dưới bình luận.

Châu Cherry
Tác giả Châu Cherry Nhân viên
Châu Cherry là một tác giả chuyên viết về an toàn thực phẩm. Với 8 năm kinh nghiệm là chuyên viên quản lý an toàn thực phẩm, cô ấy có kiến thức chuyên ...
Bài viết trước Bà bầu có được ăn dứa không? Khi nào bà bầu được ăn dứa

Bà bầu có được ăn dứa không? Khi nào bà bầu được ăn dứa

Bài viết tiếp theo

Xôi Chè Sài Gòn - Xưởng sản xuất bánh ngon tại TP.HCM

Xôi Chè Sài Gòn - Xưởng sản xuất bánh ngon tại TP.HCM

Bài viết liên quan

Thông báo