Cách nấu lẩu cù lao thơm ngon, đậm vị thanh ngọt tại nhà
Các bạn đã biết đến món lẩu cù lao chưa? Nếu chưa hãy tìm hiểu cách nấu lẩu cù lao cùng anngon3mien nhé.
Món ăn với cái tên vô cùng đặc biệt
Đối với người dân vùng đất cù lao xứ lụa Tân Châu, khi nhắc đến món lẩu cù lao đã trở thành một nét chấm phá trong văn hóa ẩm thực của người dân địa phương trong những dịp trọng đại, như lễ cưới hỏi, đám giỗ, Tết....
Tên lẩu cù lao bắt nguồn từ vật dụng đựng món ăn này là có hình dáng của cái cù lao đựng món ăn có hình trụ tròn, phía dưới có bụng rỗng với chức năng chứa tro than; ở giữa có vòng tròn lớn mở miệng để đựng thức ăn, bên trên có nắp đậy; ở giữa có một trụ tròn nhằm đựng than đang cháy để món ăn lúc nào cũng nóng. Cù lao cũng giống như một vùng đất nổi lên giữa bốn bề sông nước mà nó có cái tên lạ lẫm như thế và thể hiện sự sáng tạo của người dân, hình thành nên món ăn mang đậm dấu ấn bản địa, không thể nhầm lẫn.
Cách nấu lẩu cù lao siêu hấp dẫn
1. Nguyên liệu
Để có một nồi lẩu thơm ngon, đầy đủ hương vị thì cách chế biến thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng. Vì vậy trước khi nấu chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu thực phẩm bao gồm:
- 500g thịt bò (loại thăn hoặc đùi) hoặc thịt heo lưỡi heo
- 300g tôm sú
- 200g mực tươi
- 200g cua đồng
- 200g cà rốt
- 200g bắp cải tím
- 200g bắp cải trắng
- 200g bông cải xanh
- 1 củ sắn
- 2 quả trứng gà
- 1 củ hành tím
- 1 củ hành tây
- 4-5 tép tỏi
- 1 củ gừng tươi
- 2-3 quả ớt
2. Cách nấu lẩu cù lao
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Thịt bò, heo và lưỡi cắt thành lát mỏng.
- Tôm tách vỏ và vệ sinh sạch.
- Mực cắt thành miếng vuông.
- Cải tím, cải trắng để nguyên bẹ.
- Bông cải xanh rửa sạch và cắt khúc vừa ăn.
- Củ sắn ngọt vỏ và cắt thành khúc.
- Hành tím, hành tây cắt lát mỏng.
- Tỏi băm nhuyễn.
- Ớt cắt lát mỏng.
Bước 2: Làm chả trứng
Dầu thật nóng thì cho trứng đã khuấy vào chiên từ 3 – 5 phút đến khi chín thì gắp cho ra đĩa.
- Lưu ý: chiên miếng trứng thật mỏng, chiên thành nhiều lớp.
- Tiếp theo, dùng muỗng dàn đều lớp giò sống/chả cá lên trên mặt trứng chiên.
- Kế đến, cà rốt đã luộc chín vào rồi từ từ cuộn chặt lại.
- Bọc qua màn bọc thực phẩm để mang đi hấp cùng rau củ.
Bước 3: Nấu nước lẩu
- Chần sơ qua xương để sạch bụi bẩn.
- Đun 2 lít nước đến khi sôi và cho xương vào hầm. Nêm 2 muỗng canh nước nắm, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm, ½ muỗng canh muối.
- Nếu có tôm khô, mực khô, củ cải trắng cho vào cùng để nước thêm ngọt.
Bước 4: Hấp nguyên liệu
- Mang chả trứng, bắp cải cuộn chả cá và tất cả rau củ đã cắt sẵn đi hấp trong 10 phút.
- Chả trứng sau khi chín, dùng dao cắt thành miếng. Chả trứng vừa chín tới trong rất ngon mắt.
3. Thành phẩm
Sắp xếp các nguyên liệu như thịt, lưỡi heo, tôm, mực, bông cải xanh, chả trứng, bắp cải cuộn chả cá, bắp cải tím và cà rốt trên khay. Cuối cùng cho nước dùng hầm xương vào, thêm than vô giữa nồi lẩu rồi nấu sôi là bạn có thể dùng được rồi.
Lưu ý khi chọn nguyên liệu
1. Chọn mực tươi
Để chọn được mực ngon, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Chọn mực tươi: Mực tươi có thân mình săn chắc, không bị chảy nhớt, lớp màng bên ngoài màu nâu sáng bóng, phần râu và xúc tu dính chặt vào thân mực.
- Chọn mực có lớp thịt dày, dai: Mực ngon thường có lớp thịt dày, dai, khi dùng tay ấn vào có độ đàn hồi tốt.
- Chọn mực có màu sắc tươi sáng: Mực tươi thường có màu sắc tươi sáng, phần thịt có màu trắng hồng.
- Chọn mực có mùi thơm đặc trưng: Mực tươi có mùi thơm đặc trưng của biển, không có mùi hôi khó chịu.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn chọn được mực ngon:
- Nhìn vào màu sắc: Mực tươi thường có màu nâu sáng bóng, không bị thâm đen, sẫm màu.
- Nhìn vào mắt: Mực tươi có mắt trong, sáng, không bị đục, mờ.
- Nhìn vào râu: Râu mực tươi thường dính chặt vào thân mực, không bị rơi rụng.
- Nhìn vào bụng: Bụng mực tươi có màu trắng hồng, không bị thâm đen, sẫm màu.
- Nhìn vào độ đàn hồi: Dùng tay ấn vào thân mực, nếu có độ đàn hồi tốt thì đó là mực tươi.
2. Chọn tôm tươi
- Chọn tôm tươi: Tôm tươi có màu sắc tươi sáng, chân tôm màu tươi tự nhiên và chắc khỏe. Nếu chân trong suốt, dính chặt vào thân thì chứng tỏ tôm còn tươi, khi chế biến sẽ rất thơm ngon, ngọt thịt tự nhiên, đem đến cho gia đình 1 bữa cơm chất lượng và giàu dinh dưỡng nhất. Ngược lại, nếu phần chân tôm đã chuyển sang màu thâm đen, lỏng lẻo thì đây chính là tôm ươn, rất không tốt cho sức khỏe.
- Thân tôm và đầu tôm phải nguyên vẹn và săn chắc: Thân tôm hơi cong, thịt căng chắc, tuy nhiên, tôm không to và dày thịt khác thường. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý chọn tôm có phần vỏ linh hoạt, còn nguyên vẹn, đầu phải dính chặt vào thân tôm nhé, đảm bảo tôm sẽ luôn tươi rói đấy.
- Đuôi tôm xếp gọn: Tôm tươi thường có phần đuôi xếp gọn lại với nhau, nếu bạn thấy tôm có đuôi bị xòe ra hoặc lỏng lẻo, mất vây đuôi thì chắc chắn tôm đã được đánh bắt khá lâu và bị ướp các chất bảo quản, không những khiến bữa ăn mất ngon mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả nhà.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số cách lựa chọn nguyên liệu tại anngon3mien như: